»

Chủ nhật, 19/01/2025, 08:10:37 AM (GMT+7)

Hai con non đầu tiên đã được sinh ra trong quần thể Voọc Cát Bà

(10:50:13 AM 07/02/2015)
(Tin Môi Trường) - Chỉ mới ở những ngày đầu tiên của tháng 2 năm 2015, hai con non đầu tiên đã được sinh ra trong quần thể Voọc Cát Bà, với cá thể thứ hai được quan sát thấy lần đầu tiên cách đây chỉ ba ngày và được ước chừng mới khoảng một tuần tuổi – theo tin mới nhất từ Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà.

Hai[-]con[-]non[-]đầu[-]tiên[-]đã[-]được[-]sinh[-]ra[-]trong[-]quần[-]thể[-]Voọc[-]Cát[-]Bà

Chỉ mới ở những ngày đầu tiên của tháng 2 năm 2015, hai con non đầu tiên đã được sinh ra trong quần thể Voọc Cát Bà


Trong một bản tin cũng trên trang này trước đây, đến cuối tháng 10 năm 2014, có tới sáu con non đã được sinh ra trong năm. Vui mừng hơn nữa là đến thời điểm cuối năm, thậm chí đã có thêm hai con non nữa tiếp tục được sinh ra, đưa tổng số con non được sinh ra trong năm 2014 là tám cá thể. Bởi vậy, năm 2014 được coi là một năm lịch sử với số lượng voọc non được sinh ra nhiều hơn bất kỳ năm nào trước đây trong suốt 14 năm từ khi Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà được thành lập, nâng tổng số cá thể trong quần thể loài này lên khoảng 65.

Voọc Cát Bà chỉ sống trên những dãy núi đá vôi có rừng cây bao phủ ở Đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng, là một trong năm loài và phân loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam. Đến năm 2000, nạn săn bắt đã khiến số lượng loài này suy giảm nghiêm trọng xuống chỉ còn khoảng 50 cá thể từ hàng ngàn cá thể trong 30, 40 năm trước đó. Đó cũng là thời điểm mà Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) bắt đầu liên tục xếp Voọc Cát Bà vào danh sách hai năm được xét lại một lần - “25 Loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới”.

Voọc Cát Bà sống thành đàn nhỏ với một cá thể đực làm trưởng đàn và nhiều cá thể cái cùng các con non của chúng. Sự phân mảnh sinh cảnh sống nghiêm trọng đối với một quần thể nhỏ cùng với khoảng cách giữa hai lần sinh sản lên tới hai đến ba năm được tin là những yếu tố khiến việc gia tăng số lượng các cá thể voọc là vô cùng chậm. Tuy nhiên, việc chỉ trong hơn một tháng đầu năm đã có tới hai con non được sinh ra cho phép chúng ta hy vọng về một năm thứ hai có sự tăng vọt số lượng con non giống như năm 2014. 

Lê Thị Ngọc Hân- Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hai con non đầu tiên đã được sinh ra trong quần thể Voọc Cát Bà

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI