»

Thứ hai, 20/01/2025, 03:57:23 AM (GMT+7)

Giữ nghề nuôi cá basa cho quê

(11:15:26 AM 03/02/2014)
(Tin Môi Trường) - “Cá basa mang lại nguồn sinh kế cho cư dân miền hạ lưu Mekong bao đời nay, sẽ mãi là nguồn sống của cư dân vùng ĐBSCL”. Đó là lý do chị Nguyễn Thị Kim Loan (Út Loan) ở ấp Long Thạnh 2, xã Long Hoà, huyện Phú Tân, An Giang quyết tâm giữ nghề gia truyền nuôi cá basa.

Chị Nguyễn Thị Kim Loan bên bè cá giống.

 

Sinh ra trong gia đình nhiều đời nuôi cá basa, từ nhỏ Út Loan đã gắn bó với cá basa. “Ông bà nội nuôi cá, ba mẹ nuôi cá, Út Loan nghiền nuôi cá basa, nghiền cái nết ăn, cái nước da trắng của con basa. Càng nghiền hơn nữa là nghề này có cái gì đó phiêu lưu, có lẽ là do cá basa được sinh ra tận Tonle Sap (Biển Hồ Campuchia), trôi dạt từ trên đó xuống dưới này hàng ngàn cây số mà nó vẫn khỏe”-Út Loan tâm sự cơ duyên khiến chị gắn bó với nghề nuôi cá basa.

 

Trước đây, người nuôi cá basa đa số rất giàu có. Nhưng cũng chỉ có những ai giàu có mới dám nuôi cá basa vì vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Mỗi lồng bè chi phí từ vài trăm triệu đến cả tỷ bạc hoặc hơn. “Thời ông nội, thời cha tôi nuôi cá rất thuận lợi, chỉ có lời và lời. Nhưng cuối thời cha tôi, rồi đến thời tôi thì cá basa thăng trầm dữ lắm, nhất là từ khi phong trào nuôi cá tra đăng quầng ra đời, basa rớt giá thê thảm, nhiều lần tôi định bỏ nghề nhưng không bỏ được” – chị Út Loan tâm sự.

 

Đã đầu tư lồng bè, đầu tư tâm huyết và nhất là kinh nghiệm tích lũy rất nhiều, bây giờ bỏ ngang uổng lắm. Chị cũng cho rằng, khủng hoảng chỉ là tạm thời, phải kiên trì tìm cách vượt qua. “Cá basa đã mang lại nguồn sinh nhai cho cư dân hạ lưu vùng hạ lưu Mekong biết bao đời nay. Tôi tin thiên nhiên đã sắp đặt rồi, đó là sản vật trời cho, khó lòng mà bỏ”-chị khẳng định.

 

“Thị trường cá da trơn truyền thống cũng là thị trường truyền thống trong nước. Ai lo xuất khẩu chứ tôi thì chỉ nhắm thị trường trong nước”- chị Loan nói. Giữ nghề nuôi cá basa, chị đã thành công, không bị rơi vào những cơn khủng hoảng cá tra liên tiếp. Hàng chục năm nay, chị đang làm chủ bốn bè nuôi cá basa loại lớn, với tổng sản lượng mỗi năm từ 200-300 tấn cá thịt, doanh thu từ 5- 6 tỷ đồng, lãi khoảng 500 triệu đồng/năm. Chị tâm sự: “Dù không lãi lớn, nhưng tôi vẫn ăn chắc đều đều từ cá basa”.

Theo danviet
Từ khóa liên quan: Giữ nghề, nuôi cá basa, cho quê
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giữ nghề nuôi cá basa cho quê

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI