»

Thứ hai, 20/01/2025, 12:06:08 PM (GMT+7)

Giải thoát sơn dương mắc bẫy trong Khu bảo tồn Saola Tin video

(11:55:02 AM 19/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Trong khi đi tuần tra tại Khu Bảo tồn Saola thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, đội tuần tra bảo vệ rừng dự án đã phát hiện một cá thể sơn dương, tên khoa học là Capricornis sumatraensis thuộc giống sơn dương Capricornis, đang bị mắc bẫy. Đội tuần tra đã nỗ lực giải thoát cá thể này.
 
Ảnh minh họa
 
Đội đã phải mất 30 phút để tháo dây bẫy quấn quanh chân trước của con vật, và như trong đoạn phim, chỉ sau một cái đẩy nhẹ của các nhân viên tuần rừng, cá thể sơn dương đã đứng dậy và biến mất vào trong rừng.
 
Theo phân loại của Wilson và Reeder năm 2005, sơn dương 6 loài và phân loài. Sơn dương chỉ được tìm thấy ở dẫy Hi-ma-lay-a,Trung Quốc, Nhật bản và các nước Đông Nam Á.Kích thước sơn dương khá lớn, với chiều dài lên tới gần 2 mét và chiều cao gần 1 mét tính đến vai, một cá thể trưởng thành có thể nặng hơn 150kg. Sơn dương sống đơn độc hoặc theo từng nhóm nhỏ trong lãnh thổ riêng. Chúng thường sinh sống tại một khu vực nhỏ khoảng vài km2, nơi chúng gặm cỏ, chồi non và lá cây dọc đường chúng đi. Chúng hoạt động nhiều vào lúc bình minh và nhập nhoạng tối, còn ban ngày chủ yếu ở trong các bụi cây rậm rạp hoặc trong các hốc đá.
 
Thông tin về tình trạng phân bố và quần thể của các loài sơn dương hiện nay còn rất ít. Tuy nhiên, số lượng sơn dương được cho là đang giảm sút do việc săn bắn phục vụ nhu cầu làm thức ăn và thuốc. Trong sách đỏ của IUCN, loài này được xếp vào danh mục Sắp bị Đe dọa bởi số lượng của chúng được cho là đang giảm sút đáng kể.
 
Mô hình đội tuần tra bảo vệ rừng, do WWF-Việt Nam phối hợp thực hiện với Khu Bảo tồn Saola Thừa Thiên Huế từ tháng 2 năm 2011 đến nay đã thu được một số thành công nhất định. Trong 6 tháng đầu thực hiện, đội tuần tra đã gỡ bỏ hơn 8,000 bẫy các loại và 90 trại của các nhóm thợ săn và khai thác gỗ bất hợp pháp. Một số lượng lớn động vật đã được giải thoát khỏi bẫy, bao gồm voọc chà vá chân xám, sơn dương, rùa đầu to, chồn và lợn rừng. Đến thời điểm này, số lượng bẫy thu được trong mỗi chuyến tuần tra rừng đã giảm từ hàng ngàn xuống còn hàng trăm cái so với thời gian đầu đi tuần. Tuy nhiên, việc giải cứu cá thể sơn dương này đã cho thấy bẫy vẫn là mối đe doạ hàng đầu đối với sự sống còn của các loài động vật tại đây.
 
Mô hình đội tuần tra bảo vệ rừng là một trong số những phương thức tiếp cận trong quản lý Khu bảo tồn Saola mà WWF phối hợp với KBT thực hiện nhằm bảo vệ Saola, loài đang bị đe dọa nghiêm trọng. Những phương thức này bao gồm mô hình tuần tra rừng, hệ thống quản lý thông tin (MIST) và các hoạt động thực thi pháp luật nhằm ngăn chặn nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã trái phép đang bùng nổ.
Xem video về:Giải thoát sơn dương mắc bẫy trong Khu bảo tồn Saola
Ngân Phương
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giải thoát sơn dương mắc bẫy trong Khu bảo tồn Saola

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI