Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Giải cứu cá heo
(13:46:10 PM 15/10/2012)
Ngư dân nỗ lực cứu những chú cá heo dính lưới tại vùng biển Trường Sa - Ảnh: Tấn Vũ |
Cũng giống như những người lên núi tìm trầm, các ngư dân đi biển có những điều cấm kỵ riêng huyền bí. Một trong những điều cấm kỵ ấy là không được để cá heo dính lưới hoặc chết trước mặt mình.
Chín ngày trôi qua trên vùng biển Trường Sa nhưng chúng tôi mới chỉ đánh bắt được hơn 5 tấn cá, chưa đủ phí tổn mắm muối cho một chuyến ra khơi khiến chúng tôi không khỏi thất vọng! Buổi chiều của ngày thứ mười, những chú cá heo từ đâu thình lình xuất hiện đùa giỡn trước mũi tàu chúng tôi. Những ngư dân đi biển vùng này kính cẩn gọi chúng là “ông nược”. Chính thuyền trưởng Vương cũng không biết cái từ “ông nược” có ý nghĩa gì, chỉ biết cha ông mình gọi như vậy từ lúc anh chào đời.
Một, hai... chúng tôi đếm có khoảng 40 chú cá heo bám riết lấy thành tàu. Các ngư dân buồn bã: “Ông nược ghé nhiều làm ăn gì được. Cầu cho ngày mai sóng yên ông rời tàu cho bọn con nhờ!”. Mẻ lưới lúc bình minh của ngày hôm sau là một mẻ lưới mà bất kỳ ngư dân lão làng cỡ nào khi đi biển gặp phải cũng đều phát hoảng. 29 chú cá heo nằm gọn trong vòng lưới và quẫy tung những đàn cá ngừ mà tàu chúng tôi vừa vây được. Khoảng lưới vây nhốt gần 5 tấn cá ngừ cùng bầy cá heo. Lũ cá heo thỏa thích rượt đuổi, đớp những chú cá ngừ.
Ngồi trước mũi tàu, thuyền trưởng Vương khàn giọng gọi thất thanh: “Túm lưới nhanh tụi bây. Thả thúng chai kéo các ông ra khỏi lưới. Cẩn thận, không để các ông tử (chết)nghe chưa!”.
Sáu ngư dân khỏe nhất lao mình xuống nước, hai chiếc thúng chai được lắc ra giữa vòng vây, những con cá heo vẫn say sưa theo mồi và một vài chú đã dính lưới. Cá heo sẽ chết rất nhanh khi cái mõm dính phải lưới. Mặt biển đỏ ngầu vì máu và xác cá ngừ bị cắn xé. Các ngư dân bảo rằng thà thất bát một chuyến đi biển còn hơn để một ông nược chết trong lưới, vì đó là điều xui xẻo nhất mà một chiếc tàu đánh cá có thể gặp phải.
Lần lượt một, hai... rồi bốn chú cá heo mắc mõm vào lưới. Các ngư dân lặn thật sâu gỡ từng chú cá heo rồi dùng dây thừng cột đuôi và kéo ra ngoài. Những chú cá heo nặng gần cả tạ, ở dưới nước với sức mạnh mãnh liệt nên phải cần đến bốn năm ngư dân mới đưa được một “ông” ra khỏi lưới. Công việc diễn ra hối hả hơn cả việc cứu người.
Cá heo thường đi theo bầy, sống rất đoàn kết. Những chú cá heo vừa được giải thoát khỏi vòng vây của lưới lại phóng ùm vào lưới mong cứu đồng loại. Vì vậy những ngư dân khác phải bơi vòng vòng, đập tay đập chân ầm ầm, nước bắn tung tóe để xua những chú cá heo vừa được giải thoát bơi đi. Chiến đấu hơn hai giờ họ mới giải thoát hết bầy cá heo ra khỏi lưới. Đó là việc vất vả, nặng nhọc nhất mà chúng tôi chứng kiến từ lúc bước chân lên con tàu này.
Ngồi thừ dưới sàn tàu vì mệt nhưng ánh mắt những ngư dân vừa giải cứu bầy cá heo ánh lên vẻ rạng ngời hạnh phúc. Bởi chính trong thâm tâm mỗi ngư dân đều biết họ vừa trả về biển những sinh mạng của một loài cá mà họ tin yêu kính trọng còn hơn cả con người. Thuyền trưởng Vương cười rạng rỡ: “May mà không có ”ông” nào tử. Nếu không thì cả cuộc đời chúng tôi sẽ áy náy vì điều đó”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.