Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ tư, 30/10/2024, 20:24:10 PM (GMT+7)
Gấu Bắc Cực sắp biến mất vĩnh viễn khỏi Trái đất
(22:14:43 PM 21/07/2020)(Tin Môi Trường) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Toronto (Canada) mới đây công bố nghiên cứu dự báo thời điểm gấu Bắc Cực có thể sẽ không còn trên Trái đất.
>> Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất >> Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường >> Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức >> HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”. >> Loạt dự án điện mặt trời ở Bình Thuận "chiếm dụng đất", khởi công khi Thủ tướng chưa cho phép
Băng tan nhiều hơn khiến gấu Bắc Cực phải nhịn đói nhiều hơn - Ảnh: GETTY IMAGES
Theo The Guardian, nhóm khoa học gia thực hiện nghiên cứu trên 13 quần thể gấu Bắc Cực lớn, chiếm gần 80% số lượng của chúng trên toàn cầu.
Nhóm nhận thấy khi nhiệt độ Trái đất tăng lên do biến đổi khí hậu, băng ở Bắc Cực sẽ tan nhanh hơn, những tháng nóng sẽ kéo dài hơn. Do vậy, gấu Bắc Cực đối diện chuỗi ngày nhịn đói lâu hơn.
Gấu Bắc Cực thường chuyển hóa thức ăn thành năng lượng dưới các lớp mỡ để "sống qua ngày" vào những lúc khó kiếm ăn. Nhóm nghiên cứu đã mô hình hóa việc sử dụng năng lượng trong cơ thể gấu Bắc Cực để tính số ngày chúng có thể nhịn ăn. Họ cũng dựa vào dữ liệu nhiệt độ tăng hằng năm để mô phỏng các kịch bản băng tan trong tương lai.
Từ đó, họ tính toán thời điểm băng tan nghiêm trọng đến nỗi gấu Bắc Cực chết đói do không thể kiếm được thức ăn.
Cụ thể, nếu tốc độ tăng nhiệt trên Trái đất vẫn như hiện tại, từ năm 2040, nhiều quần thể gấu Bắc Cực sẽ không còn đủ số lượng để duy trì sinh sản. Cũng khoảng năm 2040, ở nhiều nơi môi trường dễ bị tổn thương, gấu Bắc Cực sẽ không còn.
Đây là kịch bản khi nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất vẫn tăng thêm 3,3oC so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Gấu Bắc Cực gặp nhiều khó khăn khi môi trường sống bị thu hẹp - Ảnh: GETTY IMAGES
Kịch bản thứ hai, nếu tốc độ tăng nhiệt trên Trái đất giữ ở mức dưới 2,4oC, quần thể gấu Bắc Cực cũng sẽ không đủ nguồn lực để sinh sản từ năm 2080. "Thành trì" cuối cùng mà gấu Bắc Cực có thể sinh sản vào thời điểm đó là quần đảo Queen Elizabeth (Canada).
Theo nhà sinh vật học Péter Molnar - Đại học Toronto (Canada), trưởng nhóm nghiên cứu - đến năm 2100, gần như tất cả quần thể gấu Bắc Cực trên toàn cầu sẽ ít đến độ không còn khả năng sinh sản và gần tuyệt chủng.
"Nghiên cứu này là hồi chuông kêu gọi các nước cần hành động ngay, mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ môi trường sống và các loài sinh vật trên thế giới", ông Molnar nói.
Ông cũng nhấn mạnh gấu Bắc Cực không giống nhiều loài thú khác trên thế giới. Với các loài thú mất nơi ở, người ta có thể đem chúng đến môi trường khác hay cho sống trong môi trường nuôi nhốt, nhưng với gấu Bắc Cực, chúng chỉ có thể tồn tại và phát triển tốt trong môi trường sống của mình, nơi có nhiều băng và nhiệt độ không quá nóng.
Nghiên cứu được nhóm đăng trên tạp chí uy tín Nature Climate Change.
Ước tính số lượng gấu Bắc Cực trên toàn cầu hiện tại khoảng 26.000 con. Con số này giảm nghiêm trọng. Ở vùng biển Beaufort Sea (Canada), số lượng gấu Bắc Cực giảm 25-50% trong hơn 50 năm. Tại vịnh Hudson (Canada), quần thể gấu cũng đã giảm 30% số lượng kể từ năm 1987.
T.T
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...