»

Thứ bảy, 23/11/2024, 20:00:34 PM (GMT+7)

Đôi tay kỳ lạ của động vật

(19:09:44 PM 28/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Nhờ đôi bàn tay có cấu tạo kỳ lạ, khỉ aye-aye, chuột chũi hay tắc kè có thể thích nghi với hoạt động săn mồi, tìm nơi trú ẩn và thích nghi với môi trường sống.

1. Khỉ Aye-Aye

 


Aye-aye là một loài vượn cáo có nguồn gốc từ quần đảo Madagascar. Chúng được coi là một trong những loài động vật xấu xí nhất hành tinh. Đây có lẽ là loài có đôi tay kỳ lạ nhất trong số các loài động vật linh trưởng. Các ngón tay của khỉ Aye-aye đều thon nhỏ, dài và nhọn, đặc biệt là ngón giữa. Nhờ đôi tay này, aye-aye có thể phát hiện các lỗ rỗng bên trong vỏ cây, nơi có những loài côn trùng yêu thích của chúng. Khi phát hiện nơi kiếm ăn phù hợp, con khỉ sẽ cắn lớp vỏ cây và dùng ngón tay dài chụp lấy con mồi. Nhiều người dân sinh sống ở Madagascar cho rằng aye-aye là điềm xấu hoặc quỷ dữ. Do đó, nếu bị phát hiện gần nơi sinh sống của con người, chúng sẽ bị giết.
 

2. Ếch bay Helen

 


Ếch bay Helen được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2009 ở một khu rừng đất thấp gần TP HCM, Việt Nam. Màng chân lớn giúp chúng phi từ cây này sang cây khác với khoảng cách khá xa. Các lớp màng lớn ở chân còn giúp chúng trượt từ trên cây xuống đất.
 

3. Chuột chũi

 


Chuột chũi là loài có đôi tay đặc biệt kỳ lạ. Kết cấu đôi tay to, phẳng và dẹt, đặc biệt là bộ móng dài là những đặc điểm tự nhiên giúp chúng thích nghi với hoạt động đào bới. Nhờ đôi tay này, chúng có thể đào đất để tìm nơi trú ẩn hoặc phát hiện thức ăn. Ngoài ra, chuột chũi còn có một ngón tay phụ nằm cạnh ngón cái. Ngón tay phụ này không có khớp di chuyển và chuột chũi chỉ dựa vào đặc điểm này trong khi đào bới. Theo các nhà nghiên cứu, ngón tay thừa sinh ra từ bộ phận xương cổ tay và phát triển muộn hơn các ngón tay khác.
 

4. Tắc kè

 


Tắc kè có thể bám và dính với bất kỳ vật gì nhờ các đường kẻ ngang trên tay và chân được bao phủ bởi một lớp lông cứng với các đầu móng nhỏ. Các đầu móng này có thể giúp chúng tiếp xúc với các bề mặt như nhân vật người nhện trong phim. Các kỹ sư người Canada đã nghiên cứu đặc điểm này và tạo ra một loại chất bám dính dành cho một loại robot dọn dẹp các con tàu trong vũ trụ.
 

5. Gà móng (Hoatzin)

 


Gà móng sống ở Nam Mỹ được coi là loài chim duy nhất được biết đến với kết cấu móng vuốt nhỏ xuất hiện ở phần cuối của đôi cánh. Những móng vuốt này sẽ tiêu biến khi chúng trưởng thành. Mặc dù điểm dị thường này khiến con gà như được gắn thêm tay vào cơ thể, nhưng đây lại là đặc điểm khá hữu ích đối với chúng. Nhờ bộ móng vuốt kỳ quặc, gà móng có thể trèo lên cây và tự đu mình trở lại nếu không may rơi xuống nước.

Thùy Linh (Theo National Geographic)
Từ khóa liên quan: đôi tay, kỳ lạ, động vật
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đôi tay kỳ lạ của động vật

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI