»

Chủ nhật, 19/01/2025, 15:21:00 PM (GMT+7)

Độc lạ trước những chiêu tự vệ láu cá của loài chim Tin ảnh

(09:34:15 AM 28/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Mỗi khi bị đe dọa, hải âu Fumma sẽ nôn vọt ra một chất dịch màu cam hôi thối, khiến kẻ thù "chạy mất dép".

Độc[-]lạ[-]trước[-]những[-]chiêu[-]tự[-]vệ[-]láu[-]cá[-]của[-]loài[-]chim[-]

Chim sả châu Âu. Loài chim sả chọn cách ẩn mình trong chất thải để trốn tránh kẻ thù và nôn ra một chất lỏng màu cam bốc mùi lên cơ thể của chính mình. Đứng trước miếng mồi hôi hám như vậy, chẳng có kẻ thù nào thèm ngó ngàng tới chúng nữa.

 

Độc[-]lạ[-]trước[-]những[-]chiêu[-]tự[-]vệ[-]láu[-]cá[-]của[-]loài[-]chim[-]

Chim Pitohuis. Loài chim này sống chủ yếu ở New Guinea, thức ăn chủ yếu là những loài sâu bọ, ếch nhái... có độc. Chính điều này đã biến pitohui thành loài chim có độc. Chất độc của chúng có tên là neurotoxin alkaloid phân bố ở khắp lông và da. Nếu chạm vào chim pitohui, chắc chắn bạn sẽ bị tê và đau nhói như thể da đang bị cháy.

 

Độc[-]lạ[-]trước[-]những[-]chiêu[-]tự[-]vệ[-]láu[-]cá[-]của[-]loài[-]chim[-]

Chim choi choi. Đây là loài chim làm tổ ở mặt đất, vì thế nên khi đẻ trứng, chúng luôn gặp những mối nguy hiểm ở khắp nơi. Để bảo vệ tổ của mình, chim bố hoặc chim mẹ sẽ đi xa khỏi tổ. Lúc này, nó sẽ quặp một cánh lại, còn cánh kia vỗ liên tục giả “đóng kịch” thành một con chim bị thương.

 

Độc[-]lạ[-]trước[-]những[-]chiêu[-]tự[-]vệ[-]láu[-]cá[-]của[-]loài[-]chim[-]

Và tâm lý của những kẻ săn mồi là rất thích săn những con mồi đã bị “què quặt”. Con thú săn mồi sẽ bị “dụ” đi rất xa khỏi tổ. Khi nguy hiểm cận kề, chim choi choi sẽ bay lên trước sự ngỡ ngàng của kẻ săn mồi.

 

Độc[-]lạ[-]trước[-]những[-]chiêu[-]tự[-]vệ[-]láu[-]cá[-]của[-]loài[-]chim[-]

Hải âu Fumma. Đây là loài chim biển có họ hàng với loài hải âu thông thường. Mỗi khi bị kẻ thù đe dọa, nó sẽ phóng ra một loại chất dịch màu cam sáng được “sản xuất” từ hệ thống tiêu hóa. Chất lỏng này không chỉ có mùi hôi mà còn làm kẻ địch giật mình. Ngay cả hải âu Fumma con từ khi mới sinh ra đã có “trò chơi súng phun nước” nguy hiểm này.

 

Độc[-]lạ[-]trước[-]những[-]chiêu[-]tự[-]vệ[-]láu[-]cá[-]của[-]loài[-]chim[-]

Chim Potoo. Vào ban ngày, loài chim này sẽ đậu trên cành cây, gần như bất động hoàn toàn. Lông của chim potoo giống hệt với màu của vỏ cây. Nó chỉ vỗ cánh bay đi khi cảm thấy đã bị phát hiện thực sự. Vào ban đêm, người ta chỉ nhận ra loài chim này qua đôi mắt phản quang của nó, giống như mắt mèo hay mắt cú.

 

Độc[-]lạ[-]trước[-]những[-]chiêu[-]tự[-]vệ[-]láu[-]cá[-]của[-]loài[-]chim[-]

Cú lùn. Phía sau đầu của cú lùn có hai chấm đen ở vị trí của đôi mắt. Khi kẻ săn mồi bay vòng về phía trước vì nghĩ đó mới là “đằng sau” thì mọi việc trở nên dễ ứng phó hơn đối với cú lùn.

 

Độc[-]lạ[-]trước[-]những[-]chiêu[-]tự[-]vệ[-]láu[-]cá[-]của[-]loài[-]chim[-]

Cú đào hoang. Đây là loài chim có khả năng “diễn kịch” rất tài tình. Vì tổ của chúng nằm ở dưới đất nên mỗi khi bị kẻ săn mồi đào bới, chúng sẽ phát ra tiếng kêu y hệt tiếng kêu của rắn chuông . Vì thế, con thú đang “mải miết” đào hang ở phía trên khi nghe thấy tiếng kêu ghê rợn ấy chắc chắn sẽ cong đuôi mà bỏ chạy.

Hoàng Minh/KT (tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Độc lạ trước những chiêu tự vệ láu cá của loài chim

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI