»

Chủ nhật, 19/01/2025, 19:49:15 PM (GMT+7)

Độc đáo nghệ thuật "ngụy trang" của sâu bướm Tin ảnh

(11:22:19 AM 25/05/2014)
(Tin Môi Trường) - Hình thù dễ nhầm lẫn với rắn, ốc sên hay các loài thực vật có thể giúp sâu bướm ngụy trang và tự vệ.


Sâu bướm Hemeroplanes triptolemus là ấu trùng của loài bướm đêm thuộc họ Sphingidae, thường được tìm thấy ở nhiều khu vực của Nam Mỹ, châu Phi và Trung Á. Ở dạng ấu trùng, Hemeroplanes có thể phát triển và mở rộng các phần cơ thể, đặc biệt là phần thân trước, khiến chúng có hình dáng như một con rắn nhỏ.
 

Ấu trùng của loài bướm Papilio troilus có cặp mắt lớn, khiến chúng có hình thù như một kẻ săn mồi cơ hội và đáng sợ.

Con sâu bướm này có hình thù bắt mắt với những búi lông dài màu trắng và nhiều lông gai. Tuy nhiên, đây lại là đặc điểm giúp chúng ngụy trang chất độc.
 

Phần bụng của con sâu bướm này có kích thước lớn, màu xanh lá và chồng lên phần đầu thật của nó. Đặc điểm này dễ gây nhầm lẫn sâu bướm với một quả dâu chưa chín, giúp chúng tránh được nguy cơ bị chim tấn công.
 

Khi bị quấy rầy, phần thân của ấu trùng của loài bướm đêm Cerura vinula sẽ phồng lên, làm lộ phần đầu lớn có màu đỏ và đôi mắt giả màu đen. Hai tua nhỏ ở phía sau kéo dài qua lưng, các tiểu quản được đẩy ra từ đầu mút, mang theo một thứ mùi mạnh và khó chịu. Nếu hành động này không đủ để hăm dọa kẻ thù, sâu bướm thậm chí có thể phun cả axit.


 
Để đối phó với thời tiết lạnh, sâu bướm Gynaephora groenlandica sẽ tiết ra một loại protein có thể giúp tế bào không bị đóng băng hoàn toàn. Cơ thể được bao phủ bởi lớp lông dày cũng có thể giúp chúng hạn chế mất nhiệt.

http://media.tinmoitruong.com.vn/public/media/media/picture/05/sau%20buom%207.jpg
 Sâu bướm Hyalophora cecropia với cái núm nhọn nhiều màu sắc.


Sâu bướm Acharia stimulea có hai màu đặc trưng là xanh lá và nâu. Các gai nhọn chứa chất độc kích thích là lợi thế giúp chúng trốn thoát kẻ thù. Khi tiếp xúc với lông hoặc gai trên thân sâu bướm, phần da trên cơ thể người sẽ bị sưng, có cảm giác đau và thậm chí là buồn nôn.


  Các đốm màu và lông tua tủa khiến sâu bướm Orgyia leucostigma dễ bị nhầm lẫn với nhiều loài thực vật.
 

Sâu bướm Papilio cresphontes có đặc trưng là hai chiếc sừng nhỏ màu đỏ, mở rộng ra phía trước và có mùi thơm.

(Theo Telegraph)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Độc đáo nghệ thuật "ngụy trang" của sâu bướm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI