»

Thứ tư, 27/11/2024, 08:37:19 AM (GMT+7)

Dân Mường Nhé kéo nhau săn "chim lạ"

(14:36:33 PM 27/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Trong những ngày gần đây, khi phát hiện có loài “chim lạ” di cư đến địa phương, thay vì chăm sóc, bảo vệ đàn chim quý thì bà con nhân dân 2 xã Mường Toong, Mường Nhé (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) lại kéo nhau vào rừng để săn bắt.


Trước đó, ngày 18/4, hai em học sinh trường trung học cơ sở Mường Toong thuộc xã Mường Toong, huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) bắt được 1 con chim lạ bay lạc vào bìa rừng cạnh đường giao thông chính. Con chim bị bắt có trọng lượng 3kg, sải cánh rộng 25cm, dài 60cm, cao 80cm, thân chim dài 35cm. 

Các em học sinh này cho biết rạng sáng hôm đó, các em đi học sớm thì phát hiện con chim này ở bìa rừng cạnh đường giao thông, đoạn đường gần xã  Mường Toong. Con chim này bị thương khá nặng ở chân và cánh. Nó đang trong tình trạng đói lả và rất yếu.    

Khi phát hiện có đàn chim "lạ" di cư tới, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân xã đã khuyến cáo bà con không được săn  bắt, nhưng người dân vẫn phớt lờ. Hậu quả là đàn chim hơn 40 con được phát hiện từ hôm 18/4 đã bị bắt hơn một nửa. Tuy nhiên theo điều tra, đã có thêm một đàn chim khác thuộc loài này khoảng 20 con đang sinh sống ở xã giáp ranh là Mường Nhé. Đàn chim này cũng bị người dân địa phương săn bắt, sau đó đem mổ thịt để uống rượu hoặc bán.

 

 

Ảnh con chim bị 2 em học sinh bắt được ngày 18/4. (Ảnh: Đinh Công Định/Vietnam )
 

   

 

Chị Lò Thị L, một người dân xã Mường Toong cho hay: chị vẫn thấy người dân ở đây hàng  ngày vào rừng để bắn loài chim này. Chủ yếu họ mang nỏ bắn vào ban ngày, ban đêm thì dùng  đèn đi soi. Sau đó đem số chim bắt được mổ thịt ăn hay bán cho các quán ăn với giá 100 ngìn đồng/1kg.      

Trong khi chưa có thông tin chính xác về loài chim này  thì việc cấm săn bắt cũng là việc rất khó thực hiện đối với chính quyền địa phương. Rất có thể đây là loài cò nhạn vì chúng có đặc điểm và thói quen, cách kiếm mồi rất giống loài “chim lạ” mới phát hiện ở huyện Mường Tè( tỉnh Lai Châu).  

Đây là loại chim đã đưa vào Sách Đỏ Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng cao. Mong rằng các cơ quan chuyên môn sớm có nghiên cứu, hướng dẫn chính quyền địa phương và nhân dân trong việc bảo vệ đàn chim này.
 

Đinh Công Định (Vietnam+)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dân Mường Nhé kéo nhau săn "chim lạ"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI