Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Đắk Lắk: Sức khỏe voi rừng bị vướng bẫy tiến triển tốt
(08:51:53 AM 18/05/2013) Chiều 17/5, ông Nguyễn Công Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk- một trong 2 bác sỹ thú y trực tiếp chữa trị cho con voi rừng bị nạn vì vướng bẫy thú rừng vào vòi và bàn chân cho biết: Sau 3 ngày tích cực chữa trị, đến thời điểm này, tình hình sức khỏe của voi rừng đang tiến triển tốt, vết thương ở vòi do chiếc bẫy thú rừng (loại bẫy kẹp) gây ra đã hết viêm nhiễm và đang lành lại.
Tuy nhiên, hiện vết thương ở bàn chân trước bên phải (do vướng phải bẫy rút bằng cáp thép) vẫn đang bị nhiễm trùng nặng. Việc chữa trị vết thương này gặp rất nhiều khó khăn, do vết thương này nằm ở chân, voi rừng hoạt động liên tục, tiếp xúc với đất, cát nhiều nên rất khó thực hiện việc sát trùng. Các bác sỹ thú y đang dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm để tiêm, kết hợp với các bài thuốc bằng thảo mộc do các thợ săn voi trước đây cung cấp để rửa vết thương cho voi.
Hiện con voi rừng này đã ăn được nhiều loại thức ăn tại chỗ như cây cỏ, mía, chuối… Dự kiến trong những ngày tới, các chuyên gia sẽ tiếp tục theo dõi và đưa ra đánh giá tình hình sức khỏe của voi rừng, nếu điều kiện cho phép sẽ thực hiện gây mê để phẫu thuật, khâu lại các vết thương cho con voi này. Sau khi các vết thương của voi rừng lành hẳn, sức khỏe đảm bảo mới quyết định phương án thả về rừng hoặc thuần dưỡng bảo tồn tại chỗ.
Như tin TTXVN đã đưa, chiều 7/5, sau khi nhận được tin báo có một con voi rừng giống đực, nặng khoảng 7 tạ, cao khoảng 1,2 mét bị dính bẫy thú ở vòi tại tiểu khu 453 Ban quản lý Rừng phòng hộ Buôn Đôn- Vườn quốc gia (VQG) Yok Đôn và Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk đã lập đội cứu hộ. Sau hơn 7 ngày thực hiện cứu hộ, đến trưa 14/5, đoàn cứu hộ đã dùng 2 voi nhà thiện chiến khống chế được voi rừng bị nạn và đưa về điểm tập kết trong VQG Yok Đôn để tiến hành chữa trị vết thương.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.