»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:23:31 PM (GMT+7)

Chú heo đốm Việt Nam bị người nhận nuôi ăn thịt lên báo Canada

(07:27:03 AM 26/02/2018)
(Tin Môi Trường) - Một cặp đôi ở Canada đã nhận nuôi một chú heo đốm Việt Nam làm thú cưng rồi ăn thịt nó sau vài tuần. Sự việc xuất hiện trên nhiều báo ở Canada trong ngày 24-2.

Chú[-]heo[-]đốm[-]Việt[-]Nam[-]bị[-]người[-]nhận[-]nuôi[-]ăn[-]thịt[-]lên[-]báo[-]Canada

Hình ảnh Molly do nhân viên Trung tâm cung cấp
 
Nhân viên một trung tâm cứu trợ động vật ở Canada ở tỉnh British Columbia đã rất sốc khi phát hiện một gia đình người địa phương nhận nuôi một chú heo đốm Việt Nam làm thú cảnh đã nhẫn tâm giết và ăn thịt nó sau vài tuần.
 
Anh Leon Davis, nhân viên trung tâm Phòng chống hành vi tàn bạo đối với động vật ở British Columbia cho biết: "Phản ứng đầu tiên tôi nói là sốc. Rất đau lòng".
 
David đã chăm sóc chú heo, chú heo được đặt tên là Molly. Molly thuộc một loại heo đốm Việt Nam, Molly được David chăm sóc suốt trong thời gian phục hồi sức khỏe cùng với hơn chục chú heo khác đã được giải cứu do bị hành hạ tàn nhẫn trước đó.
 
Vào giữa tháng 1-2018, một đôi vợ chồng ở Vancouver đã nhận nuôi Molly tại chi nhánh của cơ sở. Nhân viên của trung tâm vui mừng vì Molly đã tìm được một gia đình tử tế cưu mang. 
 
Vài tuần sau đó, chú heo bị giết và ăn thịt bởi chủ mới vì họ cho rằng nuôi Molly và huấn luyện chú heo là công việc quá khó.
 

Chú[-]heo[-]đốm[-]Việt[-]Nam[-]bị[-]người[-]nhận[-]nuôi[-]ăn[-]thịt[-]lên[-]báo[-]Canada 

Hình ảnh Molly do nhân viên Trung tâm cung cấp
 
Trung tâm cứu hộ động vật đã liên lạc với cơ quan pháp luật để điều tra và được xác nhận rằng gia đình chủ mới đã thực sự giết rồi ăn thịt Molly. Tuy nhiên, nhà chức trách xác nhận chú heo đã được giết mổ theo cách thức nhân đạo và không thể bị xử lý vì việc giết heo được pháp luật cho phép.
 
Cô Lorie Chortyk, người phát ngôn của trung tâm cho biết: "Thực tế là, việc giết thú nuôi không bị coi là phạm pháp ở Canada".
 
Dù gia đình chủ mới của Molly đã kí thỏa thuận cam kết họ sẽ không giết chú heo để ăn thịt, nhưng việc phá vỡ thỏa thuận với trung tâm không phải là tội hình sự. Việc trung tâm có thể làm là đưa tên đôi vợ chồng vào danh sách đen để họ sẽ không thể được nhận nuôi bất cứ con vật nào trong tương lai.
 
Anh David cũng cho biết trung tâm rất sẵn lòng nhận nuôi lại Molly nếu đôi vợ chồng trả lại nó, thay vì ăn thịt nó nhưng tiếc là họ đã không làm như vậy. 
 
Theo báo Huffingtonpost, heo đốm là một giống heo thông minh và có thể là người bạn dễ thương của con người nhưng việc chăm sóc chúng như thú cưng đòi hỏi nhiều công sức. 
 
Loài heo có thể sống từ 12-15 năm, chúng cần không gian rộng rãi để vận động và ngôi nhà cũng phải được thiết kế để tránh bị các hư hỏng do heo gây ra cũng như đảm bảo an toàn cho chúng.
(Theo TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chú heo đốm Việt Nam bị người nhận nuôi ăn thịt lên báo Canada

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI