»

Thứ hai, 20/01/2025, 05:33:39 AM (GMT+7)

Cẩn trọng khi gây nuôi động vật hoang dã

(08:33:51 AM 10/12/2011)
(Tin Môi Trường) - Theo Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, gây nuôi động vật đang là nghề phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương thuộc khu vực ngoại thành Thủ đô, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi qua sản xuất, xuất bán con giống hoặc thương phẩm, góp phần giảm áp lực việc khai thác mang tính tận diệt nguồn tài nguyên trong thiên nhiên.

Ảnh minh họa
 

Đến thời điểm này, Hà Nội có 284 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện gây nuôi các loài động vật hoang dã như: nhím, lợn rừng, cá sấu, rắn. Đây là những cơ sở có nguồn giống hợp pháp, đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn chuồng trại, không tác động xấu đến môi trường xung quanh, bảo đảm an toàn cho người nuôi và người dân trong vùng. 

Điển hình gây nuôi động vật hoang dã thành công là trang trại nuôi nhím của gia đình anh Nguyễn Văn Khươm ở xã Tân Xã, huyện Thạch Thất. Với 10 ô chuồng nuôi 14 con nhím, trong đó có 6 con đang trong giai đoạn sinh sản, mỗi năm gia đình anh thu được hàng trăm triệu đồng từ bán nhím giống. Anh Khươm cho biết: Nuôi nhím rất đơn giản do đây là loài động vật hoang dã rất dễ sinh trưởng lại ăn tạp, ít bị dịch bệnh. Thức ăn cho nhím rất dễ kiếm, chi phí không đáng kể. Hiện 1cặp nhím giống khoảng 6 đến 8 tháng tuổi bán với giá từ 12-14 triệu đồng mà vẫn không có đủ để cung cấp cho thị trường. Do đạt hiệu quả kinh tế cao nên hiện riêng xã Tân Xã đã có 10 hộ đang tập trung nuôi loài động vật này. 

Mô hình nuôi cá sấu của anh Trần Văn Chiến ở xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây cũng cho hiệu quả kinh tế rất cao. Ngoài chăn nuôi lợn, nhím, anh Chiến còn nuôi hơn 2000 con cá sấu trong khu chuồng trại khang trang, đảm bảo an toàn. Biết đặc tính của loài cá sấu là không ưa lạnh, lại có bộ da cho giá trị kinh tế cao nên anh Chiến xây hệ thống sân nghỉ cho cá bằng xi măng bóng loáng để cá không bị trầy, xước bộ da. Chỉ tính riêng việcbán cá sấu thương phẩm, mỗi năm gia đình anh đã thu lãi xấp xỉ 300 triệu đồng. 

Tuy vậy, theo đại diện Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, việc gây nuôi động vật hoang dã không thể tùy tiện mà nhất thiết phải được sự thẩm định và cho phép của các cơ quan chức năng. Bản thân người nuôi cũng cần có kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu về quản lý, kỹ thuật và ngăn ngừa dịch bệnh… Các hộ chăn nuôi sau khi được cơ quan chức năng thẩm định về chuồng trại và nguồn gốc con giống vẫn phải thường xuyên kiểm tra, gia cố chuồng trại, hoặc ao nuôi để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng. 

Nhằm làm tốt hơn công tác quản lý việc gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội yêu cầu các Hạt kiểm lâm trực thuộc và Đội Kiểm lâm cơ động tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân các thủ tục đăng ký gây nuôi động vật hoang dã và cách xây dựng chuồng trại, ao nuôi đảm bảo an toàn. Chi cục phối hợp với lực lượng cảnh sát môi trường và chính quyền các địa phương thường xuyên kiểm tra hoạt động săn bắn, mua bán, vận chuyển, nuôi, giết mổ và kinh doanh các loài động vật rừng quý hiếm trên địa bàn thành phố.
 

Thanh Trà
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cẩn trọng khi gây nuôi động vật hoang dã

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI