»

Thứ bảy, 18/01/2025, 12:56:06 PM (GMT+7)

Cần tránh xa ốc lạ, sặc sỡ!

(09:13:56 AM 12/01/2015)
(Tin Môi Trường) - Độc tố trong nhiều loài ốc biển cực mạnh, ngay cả khi xử lý ở nhiệt độ cao hay qua các bước như cấp đông, đóng hộp thì cũng không bị phân hủy, biến tính

Sau một loạt vụ ngộ độc dẫn đến tử vong do ăn ốc biển, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế vừa phát đi thông báo khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loài ốc biển lạ, ốc có màu sắc sặc sỡ để làm thức ăn.


Ngộ độc hàng loạt


Cách đây ít ngày, 3 ngư dân tỉnh Thanh Hóa đã tử vong sau khi ăn một loại ốc xoắn màu trắng ở vùng biển Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh lúc đang trên tàu đánh bắt thủy sản. Nghi ngờ họ tử vong do độc tố có trong loài ốc biển lạ, các cơ quan chức năng đã lấy mẫu gửi Cục An toàn thực phẩm để làm rõ. Kết quả do Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia công bố ngày 9-1 đã xác định mẫu ốc lạ chính là loài ốc biển có chứa độc tố tetrodotoxin với hàm lượng 60 mg/kg.


Cuối tháng 10-2014, loài ốc này cũng là nguyên nhân gây ngộ độc dẫn đến ca tử vong của một nam thanh niên 26 tuổi ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa khi anh này bắt đem về nhà luộc ăn. Trước đó, ngày 15-12-2014, anh Nguyễn Văn Quý - ngụ xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận - đi cào ven biển bắt được 14 con ốc bùn răng cưa, đem về nhà luộc cho cả gia đình cùng ăn. Khoảng 30 phút sau, bố vợ, vợ, con gái và một người thân khác của anh Quý đều có biểu hiện nôn ói, tay chân co giật, tê lưỡi.


Cả 4 người được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận cấp cứu nhưng con gái 6 tuổi của anh Quý đã tử vong, số còn lại phải chữa trị nhiều ngày mới khỏi. Cũng do ăn ốc biển lạ, một bé gái 7 tuổi ở tỉnh Phú Yên đã tử vong ngày 23-11-2014...


Nên[-]tránh[-]xa[-]ốc[-]biển[-]lạ

Loài ốc gây tử vong cho 3 ngư dân ở Thanh Hóa chứa độc tố cực mạnh (Ảnh do Cục An toàn thực phẩm cung cấp)

 

Điểm mặt nhiều loài ốc gây ngộ độc


Theo các chuyên gia Viện Hải dương học, loài ốc khiến 3 ngư dân ở Thanh Hóa và 1 người ở Khánh Hòa tử vong là ốc bùn bóng, tên khoa học là Nassarius glans. Loài ốc này có chứa tetrodotoxin - loại độc tố thần kinh cực mạnh. Do cấu trúc khá đặc biệt nên độc tố này không bị phân hủy, biến tính trong quá trình xử lý ở nhiệt độ cao.


Triệu chứng lâm sàng thường gặp khi ăn phải loài ốc này là trong vòng 20 phút đến 3 giờ có cảm giác tê, rát ở môi và đầu lưỡi, sau đó lan dần đến chân tay, đầu, nôn mửa, loạng choạng, liệt, chóng mặt, rối loạn ý thức, hôn mê… Bệnh nhân suy hô hấp cấp, trụy tim mạch và tử vong chỉ sau 30 phút hoặc kéo dài đến 8 giờ nếu không được cấp cứu kịp thời.


TS Lâm Quốc Hùng, Trưởng Phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm - Cục An toàn thực phẩm, cho biết độc tố trong ốc thường chỉ có ở tuyến nước bọt. Có những loài ốc biển chứa chất gây ngộ độc cho người ăn, một số loài khác bình thường không hề gây ngộ độc nhưng có khi đột nhiên trở nên độc. Có thể do loài ốc này ăn phải loại tảo độc và tích lũy trong cơ thể, cũng có khi không rõ nguồn gốc độc tố từ đâu.


Độc tố trong ốc biển có 2 loại chính là saxitoxin và tetrodotoxin. Saxitoxin là độc tố vi tảo tích lũy trong các loài ốc mặt trăng, ốc đụn, ốc tram… hoặc các sinh vật 2 mảnh vỏ, một số loài cua, rạm. Tetrodotoxin có trong ốc tù và, ốc hương Nhật Bản, ốc tù và gai miệng đỏ, ốc bùn, ốc ngọc và một số loài cá nóc, mực đốm xanh hay con so biển...


“Hai độc tố này đều thuộc loại độc tố thần kinh cực mạnh, do cấu trúc hóa học khá đặc biệt nên không bị phân hủy, biến tính trong quá trình xử lý, chế biến, kể cả ở nhiệt độ cao. Độc tố vẫn tồn tại và gây độc trong thức ăn đã được chế biến, xào nấu hay đóng hộp và cấp đông” - TS Hùng nhấn mạnh.


Theo giới chuyên môn, hiện vẫn chưa có thuốc giải đặc hiệu cho các trường hợp ngộ độc do độc tố tetrodotoxin và saxitoxin. Biện pháp cấp cứu, điều trị hữu hiệu nhất là kích thích cho bệnh nhân nôn càng sớm càng tốt, tiến hành rửa dạ dày, uống than hoạt tính để loại bớt chất độc; điều trị hỗ trợ hô hấp, truyền dịch, trợ tim mạch…

 

 TS Lâm Quốc Hùng khuyến cáo người dân không nên ăn, cầm nắm, đụng chạm những loài ốc lạ, màu sắc sặc sỡ cũng như các loài sinh vật biển lạ có tiền sử nghi ngờ chứa độc tố hay chưa được kiểm chứng về tính an toàn.

Ngọc Dung/NLĐ
Từ khóa liên quan: Tránh xa, ốc lạ, sặc sỡ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cần tránh xa ốc lạ, sặc sỡ!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI