Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ hai, 24/02/2025, 17:06:22 PM (GMT+7)
Cách sinh đẻ lạ thường của loài chuồn chuồn kim 

(13:24:35 PM 09/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Chuồn chuồn kim xanh sở hữu một màu xanh lam đặc trưng màu của trời và biển. Ưa sống gần gũi với môi trường nước lại có một kiểu sinh đẻ không giống bất cứ một loài chuồn chuồn nào.
Loài chuồn kim xanh có mặt khá nhiều nơi có tập tính là thường sống bên mặt nước có thể gọi là “chuồn kim nước”. Nó ưa sống ven bờ các ao hồ hay con lạch thoáng rộng nước trong. Thường bay là là trên mặt nước đậu trên rong rêu hay lá cây ở sát với mặt nước đây là nơi săn mồi, kết bạn tình, sinh đẻ của nó.
Chuồn kim xanh sở hữu một màu xanh lam đặc trưng khi đậu trên mặt nước dưới ánh mặt trời ta có cảm giác màu xanh này như được phát sáng thật đẹp mắt. Tuy nhiên để chụp được những bức ảnh đẹp như thực tế đó lại rất khó, ảnh con vật thường bị lóa sáng. Một đặc điểm chung cho các loài chuồn chuồn là con đực thường có màu sắc đẹp nổi bật ngược lại con cái lại nhạt nhòa rất đỗi bình thường.
Cũng giống như các loài chuồn kim khác vào mùa sinh đẻ các đôi “uyên ương” tìm đến nhau và rồi kết thành hình trái tim nó trùng hợp ngẫu nhiên với biểu tượng tình yêu của con người. Trên đời này có lẽ chỉ có loài chuồn kim (nói chung) quấn quít tình tự với nhau là lâu nhất. Có thể kéo dài suốt cả một buổi cho đến khi con cái đẻ xong. Chuồn kim xanh có thể có nhiều loài, riêng có một loài thể hiện cách đẻ trứng không giống bất cứ loài bay lượn sinh sống trên cạn nào. Khi giao phối với nhau đến lúc con cái đẻ trứng con đực vẫn đính cái đuôi vào đầu con cái. Kỳ lạ thay khi đẻ trứng con cái lại lặn hẳn xuống nước bò dưới đáy để đẻ trứng. Không dừng ở đó con đực cũng “Yêu nhau mấy núi cũng trèo…” lặn theo cùng con cái, đây là điều dị thường chưa từng thấy ở mọi loài khác.
Dù chỉ là loài chuồn kim xanh bé nhỏ nhưng thật đáng để ngắm nhìn vẻ đẹp của nó. Tuy nhiên loài chuồn chuồn sở hữu bộ cánh để thích nghi với bay lượn trên không ai ngờ chuồn kim xanh lại có thể lặn xuống nước như thể cá để đẻ trứng? Đây quả là một sự thách thức bao điều kỳ diệu còn ẩn chứa trong thế giới tự nhiên.
Dưới đây là chùm ảnh do bạn đọc ghi lại:


Chuồn kim xanh



Thường đậu đỗ trên rong rêu lá cây sát mặt nước

Ảnh chụp chuồn kim xanh thường bị lóa sáng




Giao phối


Giai đoạn chuẩn bị đẻ trứng


Con cái lặn xuống nước

Con đực cùng lặn xuống luôn

Con đực ngoi lên trước con cái tiếp tục đẻ trứng
Lê Văn Thưa
(Dân trí)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối hơn 300 năm, có chu vi thân hơn 3 mét, cao 7 mét trong khuôn viên đình chùa thôn Hảo Quan, xã Đồng Lạc, (thuộc huyện Nam Sách – Hải Dương) được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào chiều 16/2/2025.
.jpg)