Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Các loài voọc quý hiếm ở Việt Nam 
(20:54:02 PM 20/07/2012)
![]() |
Voọc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea). Chà vá chân xám thường ở rừng kín thường xanh, rừng kín nửa rụng lá, sống thành đàn khoảng 10 - 15 con. Loài này phân bố ở Quảng Nam, Kon Tum, Bình Định.
Voọc chà vá chân xám chỉ có ở Việt Nam, là một trong 25 loài linh trưởng đang trong tình cảnh nguy cấp nhất trên thế giới. Hiện chỉ còn khoảng 2.000 con sống trong tự nhiên. Ảnh: Vũ Ngọc Thành. |
![]() |
Voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus). Thân hình chúng thon nhỏ, lông nhiều màu, trán màu đen, lông mặt dầy tạo thành đĩa mặt, màu từ trắng xám đến xám. Cổ và ngực chúng có màu hung đỏ từ rực rỡ đến nhạt. Voọc chà vá chân nâu sống trong rừng nguyên sinh trên núi cao, kiếm ăn cả ở rừng thứ sinh, rừng hỗn giao, nương rẫy.
Loài này thường ăn quả, lá cây rừng, ngô, khoai, sắn, rau xanh. Chúng sống ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai. Nơi cư trú của chà và chân nâu bị suy giảm do chặt phát rừng. Ảnh: Lê Khắc Quyết. |
![]() |
Voọc chà vá chân đen (Pygathrix nigripes). Chúng có thân hình thon nhỏ, chân, tay dài, lưng màu xám đen, đầu trắng xám. Hai bên thái dương chúng có viền lông nâu đỏ. Mặt nhiều lông dài màu trắng xám. Chà vá chân đen sống ở rừng kín nửa rụng lá và rừng cây họ Dầu Dipterocarpaceae.
Loài này sống ở Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai. Ảnh: Phùng Mỹ Trung. |
![]() |
Voọc đầu trắng (Trachypithecus poliocephalus). Đây là loài đặc hữu của Việt Nam. Trước đây, chúng xuất hiện ở đảo Cát Chiên thuộc Quảng Ninh, nhưng hiện chỉ còn tìm thấy chúng ở đảo Cát Bà thuộc Hải Phòng; trên thế giới không tìm thấy cá thể nào. Khi trưởng thành, đầu và vai con đực lông màu trắng nhạt, con cái lông màu thẫm hơn.
Voọc đầu trắng sống ở rừng cây gỗ và dây leo mọc trên vách đá ở độ cao 100 -150 m so với mặt nước biển. Chúng chủ yếu ăn lá, quả cây rừng là đa, huyết dụ, lá và quả cây độc như lá ngón, hạt mã tiền. Sống ở rừng cây gỗ và dây leo mọc trên vách đá ở độ cao 100 - 150 m so với mặt biển. Khi gặp nguy hiểm, nó phát tiếng kêu báo hiệu cho cả đàn tìm nơi ẩn nấp. Ảnh: Arkive.org. |
![]() |
Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) là 1 trong số 25 loài linh trưởng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu và là loài đặc hữu của Việt Nam. Voọc mũi hếch có bộ lông nâu đen. Lông trên đầu và quanh mặt trắng nhạt. Không có mào lông trên đỉnh đầu.
Nơi sống của voọc mũi hếch có phần đa dạng hơn các loài voọc khác. Chúng thường ở những vùng cây cao trên núi đất và thung lũng hơn rừng cây núi đá, vùng sườn đồi dưới chân núi có rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa. Ở Việt Nam, chúng sống ở Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh. Ảnh: FFI. |
![]() |
Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri). Bộ lông của chúng màu đen, có mào lông trên đỉnh đầu, đuôi dài hơn thân. Loài đặc hữu này của Việt Nam thường sống thành đàn 5 đến 10 con do con đực già làm đầu đàn. Nơi sống ưa thích của voọc mông trắng là vùng rừng thứ sinh cây gỗ cao 4 - 5 m, mọc trên vách đá có hang động. Mùa đông chúng ngủ trong hang đá, mùa hè ngủ trên vách đá cửa hang.
Ở Việt Nam, voọc mông trắng sống ở Yên Bái, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ảnh: Tilo Nadler. |
![]() |
Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi). Chúng có bộ lông đen tuyền, trên má có vệt lông màu trắng kéo dài quá tai, đỉnh đầu có mào lông đen, đuôi lông màu đen, không xù xì.
Voọc đen má trắng ăn chồi non, lá cây và rất ít quả cây rừng. Loài này sống trên những vách núi đá vôi ở độ cao không lớn có nhiều cây gỗ và dây leo. Mỗi đàn có vùng lãnh thổ hoạt đông riêng nên chúng không xâm phạm lẫn nhau, chúng có thể sống ôn hòa với các loài khỉ khác.
Loài động vật quý hiếm trên được tìm thấy ở Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Ảnh: Wikipedia. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) (18/02/2025)
- "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" (15/02/2025)
- SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố (15/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối hơn 300 năm, có chu vi thân hơn 3 mét, cao 7 mét trong khuôn viên đình chùa thôn Hảo Quan, xã Đồng Lạc, (thuộc huyện Nam Sách – Hải Dương) được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào chiều 16/2/2025.
.jpg)