Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Các loài hổ có trên thế giới?
(15:35:28 PM 21/03/2014)Hổ Bengal
Một con hổ Bengal đang uống nước. Ảnh: Steve Winter
Các nhà khoa học ước tính trên thế giới còn khoảng 3000 con hổ hoang dã. Khu vực sinh sống của chúng trải dài từ Thổ Nhĩ Kỳ tới vùng Viễn Đông của Nga. Chỉ một thế kỷ trước, khi chúng chưa bị săn bắn vô tội vạ và phá hủy môi trường sống, có tới 100.000 con hổ sinh sống tại những vùng hoang dã của châu Á. Giờ đây thế hệ con cháu của chúng chỉ sinh sống trên khu vực rất nhỏ so với trước đây. Ba trong số chín phân loài hổ (hổ Bali, Java, và Caspian) đã bị tuyệt chủng từ thế kỷ 20, chỉ còn lại chừng 6 loài đặc trưng còn sống. Nghiên cứu gần đây cho thấy trong ba thế hệ của hổ (21-27 năm) số lượng hổ đã giảm 50 phần trăm và phạm vi cư trú của chúng cũng đã giảm đi phân nửa. Việc thu hẹp không gian sống và săn bắn tràn lan để sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc là một thách thức rất lớn đối với tương lai của hổ hoang dã.
Khoảng một nửa số hổ còn sống là hổ Bengal, đôi khi được gọi là hổ Ấn Độ bởi vì hầu hết chúng sống tại đó. Những con còn lại chủ yếu ở Bangladesh, Nepal, Bhutan, Trung Quốc và Myanmar. Hổ Bengal là phân loài duy nhất còn sinh sống ở khu rừng ngập mặn, trong nhóm đảo Sundarbans trong vịnh Bengal.
Hổ có xu hướng sống riêng lẻ nhưng tại những nơi có nguồn thực phẩm dồi dào, có thể thấy chúng với mật độ tương đối lớn, điều này khiến Ấn Độ trở thành nơi hổ được thấy nhiều nhất. Con mồi yêu thích của hổ Bengal là lợn, hươu, nai, và những động vật có móng khác. Trung bình có 18 con hổ phân bố trên một khu vực có diện tích 39 dặm trong khu bảo tồn Hổ Corbett của Ấn Độ, trong khi đó chỉ có một con hổ Sumatra duy nhất sống trong cùng một khu vực, và chỉ một con hổ Amur đực sinh sống trong một khu vực có diện tích tới 386 dặm.
Hổ Siberia
Một con hổ Siberia ngâm mình trong một hồ nước. Ảnh: Konrad Wothe
Hổ Siberia, còn gọi là hổ Amur, sống tại rừng taiga Siberia và vùng rừng lạnh lẽo của miền đông nước Nga. Giữa thế kỷ 20, loài hổ này đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng khi chỉ còn lại vài cá thể. Nhưng hiện nay có tới 400-500 con hổ Siberia sinh sống tại Nga, có hơn 500 con phân bố tại Trung Quốc và Triều Tiên.
Sự hồi sinh của loài hổ này là một sự thành công trong công tác bảo tồn đem lại hy vọng cho tương lai của tất cả các con hổ hoang dã. Một con hổ cái có thể đẻ 15 con trong đời và vẫn có không gian để chúng có thể sống và phát triển khỏe mạnh, nhưng chỉ khi con người hạn chế săn bắt và thực hiện một cam kết để cho chúng sống. Có thể là đạt được điều này dễ nhất tại khu vực rừng phía bắc rộng lớn, nơi cư trú của hổ Amur, nơi có ít người sinh sống và có nhiều không gian hoang dã hơn. Thực tế vùng Viễn Đông của Nga là quê hương của loài hổ lớn nhất còn lại trên thế giới. Những con hổ sống tại khu vực rộng lớn này rất phát triển, chúng ăn hươu và lợn và phát triển tới kích cỡ lớn với chiều dài là 11 feet (khoảng 3,4m) và nặng 300 kg.
Nghiên cứu di truyền gần đây cho thấy loài hổ đã tuyệt chủng Caspian (hổ Panthera tigris virgata), được nhìn thấy lần cuối vào những năm 1970, thực tế chính là loài hổ Siberi (Panthera tigris altaica). Nếu vậy, phân loài này đã từng sống trải dài trên một khu vực rộng lớn từ vùng Viễn Đông Nga qua phía tây tới những khu rừng nằm ở phía bắc của thảo nguyên Mông Cổ, tiến vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ và và Iran ngày nay.
Hổ Đông Dương
Hình ảnh của một con hổ Đông Dương trong rừng. Ảnh: Steve Winter
Các nghiên cứu di truyền học cho rằng hổ Đông Dương có thể là tổ tiên của tất cả các loài hổ, một nhánh mà từ đó các phân loài khác phát triển ra khoảng từ 72.000 tới 108.000 năm trước đây.
Mãi đến cuối những năm 1990, loài hổ mới tương đối phổ biến tại Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào, và phía tây nam Trung Quỏa, mặc dù chúng không được biết tới rộng rãi. Ngày nay, Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho biết những con hổ này đang đối mặt với tình trạng cực kỳ nguy cấp, không có bằng chứng cho thấy con hổ nào được sinh ra tại Campuchia hoặc Việt Nam và chỉ một số ít đang sống tại những nơi khác. Tổng cộng chỉ có 300 con hổ Đông Dương đang sống trong tự nhiên.
Việc săn trộm đã làm giảm số lượng hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti ) và quần thể lợn rừng, hươu, nai, bò rừng, và các loài bò lớn khác. Các dự án phát triển kinh tế trong khu vực như đường sá, đập thủy điện đã làm giảm số lượng các động vật họ mèo, mặc dù đây là vùng rừng nhiệt đới phát triển tốt có khả năng cung cấp một môi trường sống hoàn hảo.
Hổ Mã Lai
Hình ảnh của một con hổ Mã Lai. Ảnh: Joel Sartore
Có khoảng 500 con hổ Mã Lai sống ở mũi nam của bán đảo Mã Lai (Malaysia và Thái Lan), nhưng môi trường sống rừng mưa nhiệt đới của chúng đang suy giảm. Khi con người chặt cây lấy đất để xây trang trại và những công trình khác, những con hổ ngày càng xung đột với con người - chẳng hạn như khi chúng săn gia súc của con người và thường phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Loài hổ này sống rải rác trên bán đảo Mã Lai, trong rừng hoặc thảm thực vật tách biệt, đủ để giữ chúng an toàn và có thể cung cấp đủ con mồi để nuôi dưỡng chúng. Người ta ước tính rằng trong vòng 39 dặm lãnh thổ ở đây chỉ có một hoặc hai con hổ Mã Lai sinh sống, bởi vì hươu, nai, heo rừng, và thực phẩm hổ khác rất ít. Nhưng cũng có một số người đứng về phía chúng. Tổ chức Global Tiger Initiative đã đề nghị chính phủ Malaysia lên kế hoạch kết nối quần thể hổ với môi trường hoang dã, làm cho việc nhân giống có hiệu quả hơn , và tăng gấp đôi số lượng động vật quốc gia vào năm 2022.
Chỉ trong năm 2004 các nghiên cứu di truyền tạo ra loài hổ Panthera tigris jacksoni như một phân loài riêng biệt từ họ hàng của chúng là hổ Đông Dương trên lục địa châu Á. Nhìn bằng mắt thường các màu sắc, hoa văn, hình dạng hộp sọ, và đặc tính vật lý khác giữa hai phân loài này gần như giống hệt nhau.
Hổ Sumatran
Hình ảnh của Sumatra hổ và hổ con. Ảnh:Joel Sartore
Hơn một nghìn con hổ sống trên đảo Sumatra của Indonesia khi được khảo sát vào năm 1978. Ngày nay, chưa tới một nửa con số đó còn tồn tại ở đây và những hổ vẫn đang bị vây hãm bởi những kẻ săn trộm và phá rừng không ngừng để lấy gỗ làm bột giấy, giấy, và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp dầu cọ .
Một báo cáo năm 2004 từ TRAFFIC, các nỗ lực của IUCN/WWF để theo dõi việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, cho rằng những kẻ săn trộm đã giết chết ít nhất 40 loài động vật cực kỳ nguy cấp mỗi năm.
Hổ Sumatra (Panthera tigris sumatrae) là phân loài cuối cùng của “hòn đảo hổ”. Các hòn đảo như Java và Bali đã từng là nơi sinh sống của một loài hổ riêng biệt, nhưng con hổ Bali (Panthera tigris balica) và hổ Java (Panthera tigris sondaica) đều bị tuyệt chủng trong thế kỷ 20. Các nhà bảo tồn đang nỗ lực để giúp đỡ họ hàng của chúng là hổ Sumatra tránh số phận tương tự.
Hổ Nam Trung Quốc
Hình ảnh của một con hổ Nam Trung Quốc trong rừng. Ảnh: Lonely Planet
Hổ Nam Trung Quốc (Panthera tigris amoyensis) không được ghi nhận trong tự nhiên kể từ đầu những năm 1970. Trong khi một vài cá nhân vẫn có thể còn sống, phân loài này có khả năng đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên - mặc dù trong những năm 1950 số lượng quần thể của nó được ước tính khoảng 4000 con, nhiều hơn tất cả những con hổ hoang dã còn sống hiện nay.
Hổ Nam Trung Quốc là nạn nhân của chiến dịch tiêu diệt trong thời kỳ đại nhảy vọt của Trung Quốc giữa những năm 1950 và 1960. Chúng chỉ được bảo vệ vào năm 1979, khi việc săn bắn bị cấm, và Trung Quốc thiết lập các biện pháp bảo tồn tích cực hơn trong những năm 1990, nhưng vào thời điểm đó số lượng quần thể đã giảm đáng kể.
Một số nhà bảo tồn cho rằng bảo vệ như vậy vẫn chưa đủ. Một nhóm bảo tồn có tên là “Cứu lấy hổ Trung Quốc đã làm việc với các cơ quan lâm nghiệp nhà nước để đưa ra một dự án “tái hoang dã”, trong đó những con hổ được nuôi nhốt từ nhỏ sẽ được vận chuyển đến một khu bảo tồn ở Nam Phi, nơi chúng có thể sinh sản và học cách tồn tại để có thể tái xuất hiện ở Trung Quốc.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.