»

Thứ hai, 20/01/2025, 11:15:00 AM (GMT+7)

Các loài động vật móng guốc của Đông Nam Á đang bên bờ tuyệt chủng

(12:34:45 PM 12/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Các loài hoang dã thuộc bộ móng guốc, bao gồm cả một số loài đặc hữu của khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng đang có nguy cơ biến mất vĩnh viễn trừ phi chính phủ các nước trong khu vực tăng cường bảo vệ và nỗ lực hơn nữa trong công tác phục hồi sinh cảnh và quần thể loài. WWF vừa lên tiếng cảnh báo trong một báo cáo mới: "Vùng vẫy nơi rừng sâu".

Bò xám

 

Báo cáo đề cập đến 13 loài thuộc bộ móng guốc: từ loài nai có kích thước chỉ bằng chú chó nhà cho đến những loài mang biểu tượng văn hoá đặc sắc; từ những loài thú có sừng lớn cho tới những loài hiếm khi được bắt gặp đến nỗi thông tin về chúng phần nhiều là phỏng đoán. Chúng thuộc các loài khác nhau và đang ở các tình trạng khác nhau, nhưng điều báo cáo khẳng định đó là tương lai của chúng vô định; đối với một số loài, đã quá muộn để bàn chuyện tương lai.

 

Hai loài đặc hữu của khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, bò xám và nai Schomburgk (Rucervus schomburgki), đã tuyệt chủng trên toàn cầu đầu thế kỷ 20. Trong khi đó nai Chó Đông Dương (Axis porcinus) và sao la đang có nguy cơ biến mất vĩnh viễn. Rất nhiều loài khác cũng có số phận tương tự tại các quốc gia mà chúng từng sinh sống, trong đó có nai Cà Toong (Panolia eldii) và bò rừng.

 

“Sự phong phú độc đáo về sinh cảnh của vùng Mê Kông đã tạo ra độ đa dạng bậc nhất trên thế giới về loài động vật móng guốc. Bốn loài mới được phát hiện trong vòng 20 năm qua là điều không gì so sánh được,” Tiến sĩ Thomas Gray, cán bộ Quản lý Chương trình Bảo tồn Loài của WWF-Greater Mekong cho biết. “Mặc dù những áp lực do con người tạo ra, như săn bắn và phá huỷ sinh cảnh, đang xoá sổ nhanh chóng quần thể những loài kỳ diệu này, nhưng vẫn còn kịp cứu chúng nếu các chính phủ cân nhắc kỹ vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học khi đưa ra các quyết định.”

 

 

Sao la

 

Tư liệu về nhiều loài động vật móng guốc có vú của khu vực hiện còn hạn chế; sự phát hiện loài sao la năm 1992 được coi là một trong những phát hiện độc đáo của ngành động vật học thế kỷ 20, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể quan sát chúng trong tự nhiên và việc khó phát hiện ra loài thú bí ẩn này đã ngăn cản các nhà khoa học ước tính số lượng quần thể của loài này một cách chính xác. Ước tính số lượng sao la có thể từ hàng chục cho tới hai trăm cá thể.

 

“Tiến trình phát triển đang thu hẹp sinh cảnh của sao la. Thêm vào đó, mối đe doạ lớn nhất đối với chúng là săn bắn bất hợp pháp. Sao la thường bị mắc bẫy do thợ săn đặt để đánh bẫy các loài thú khác,” Tiến sỹ Gray cho biết thêm. “Tại Việt Nam, một phương pháp thực thi pháp luật mới, do dự án Các-bon và Đa dạng Sinh học hỗ trợ, đang có những kết quả tốt. Những cán bộ tuần tra rừng người địa phương đã tháo gỡ hơn 14.000 bẫy thú hàng năm trong các chuyến tuần tra trong các khu bảo tồn.”

 

Loài mang nhỏ thứ hai trên thế giới là loài mang Lá (Muntiacus putaoensis) được phát hiện lần đầu tiên tại Myanmar năm 1999. Sở dĩ loài này có tên gọi như vậy là do một lá cây to cũng có thể quấn quanh người nó. Việc bắt gặp loài này hiếm hoi đến nỗi các nhà khoa học hiện nay vẫn chưa có được đủ thông tin về tình trạng và khu vực phân bố của chúng. Trong khi đó, nai Sambar là một trong những loài móng guốc khổng lồ trên thế giới – chỉ có nai Sừng tấm Bắc Mỹ (Cervus canadensis) nai Sừng tấm châu Âu (Alces alces) có thể to hơn loài này. Số lượng nai Sambar đã giảm nhanh chóng trên toàn bộ khu vực Mê Kông do săn bắn.

 

 

Mang lá

 

Quần thể bò rừng, được coi là một trong những loài gia súc hoang dã đẹp và duyên dáng nhất, đã giảm 80% từ cuối những năm 1960. Đồng bằng phía Đông Cam-pu-chia – rừng khô nhiệt đới rộng lớn nhất còn nguyên vẹn tại Đông Nam Á – là nơi có quần thể loài bò rừng lớn nhất trên thế giới, khoảng 2.700 – 5.700 cá thể. Săn bắn bất hợp pháp và buôn bán quốc tế sừng của chúng là một nhân tố chính khiến loài này bị suy giảm.

 

“Trên toàn châu Á, gia súc hoang dã và các loài nai lớn là con mồi chính của hổ.” Tiến sĩ Gray cho biết. “Bảo tồn các loài thú móng guốc của khu vực liên quan trực tiếp tới số phận của loài hổ, loài đã giảm từ 1.200 xuống còn 350 cá thể từ năm 1998, tại vùng Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Nếu các quần thể con mồi này tiếp tục giảm thì đó sẽ là một mối đe doạ nghiêm trọng tới quần thể hổ còn lại.”

 

Trong khu vực, các loài động vật móng guốc này cũng là nguồn thức ăn quan trọng đối với ba loại kền kền hiện đang bị đe doạ nghiêm trọng. Kền kền Đầu đỏ (Sarcogyps calvus), kền kền Mỏ thon (Gyps tenuirostris) và kền kền Ben-gan (Gyps bengalensis) đã bị suy giảm nhanh chóng tại tiểu lục địa Ấn Độ do bị ngộ độc bởi thuốc thú y có thành phần diclofencac. Số lượng lớn của các loài này tại My-an-ma và sinh cảnh Đồng bằng phía Đông Cam-pu-chia là hy vọng lớn nhất cho sự sống còn của những loài biểu tượng này.

 

“Tình trạng của nai và các loài gia súc hoang dã là một chỉ số về sự khoẻ mạnh, đa dạng và bền bỉ của môi trường tự nhiên của toàn bộ khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông,” Tiến sỹ Gray kết luận. “Vì thế phục hồi quần thể các loài này đóng một vai trò quan trọng trong quản lý bền vững của khu vực. Các nhà lãnh đạo khu vực đã khẳng định rằng sự phát triển khoẻ mạnh của nền kinh tế cần đi đôi với sự khoẻ mạnh và năng suất của tự nhiên và động vật hoang dã. Nhưng cần phải có những biện pháp nhanh chóng và hiệu quả.”

WWF đang hợp tác cùng với các chính phủ và đối tác để phục hồi quần thể và đưa các loài móng guốc trở lại rừng, nơi một thời chúng đã sinh sống, và nối liền các khu rừng bị phân mảnh để đảm bảo quần thể loài có thể gia tăng. Một phần của nỗ lực này đó là WWF hỗ trợ tăng cường quản lý và thực thi pháp luật của các khu bảo tồn, thúc đẩy lâm nghiệp bền vững, sử dụng rừng vào những mục đích khác và sinh kế bền vững để xoá bỏ các áp lực đối với các quần thể loài móng guốc đặc biệt còn lại của khu vực.

 

NNGUYỄN PHƯƠNG NGÂN ( WWF-Việt Nam)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Các loài động vật móng guốc của Đông Nam Á đang bên bờ tuyệt chủng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI