Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Cá song chuột trên đất Việt có giá bạc triệu
(15:10:38 PM 30/07/2014)
Sở dĩ “chết danh” với cái tên khá kỳ cục: song chuột bởi loài cá này có cái đầu khi nhìn nghiêng rất giống mặt chuột. Tại thị trường Hồng Kông giá cao nhất (thời kỳ chỉ mới có cá tự nhiên 1999-2000) được bán 110-120 USD/kg.
Khi Indonesia chủ động được cá giống và phát triển nuôi, giá cá song chuột có giảm đi nhưng vẫn đứng ở mức cao từ 60-90USD/kg.
Tại thị trường trong nước, cá song chuột không những là loài cá làm thực phẩm có giá trị đặc biệt cao (khoảng 1-1,2 triệu đồng/kg) mà còn được rất ưa chuộng để làm cảnh.
Do vây bên, vây lưng xòe to ra như cái nan quạt, cá song chuột đẹp một cách hào nhoáng với nhiều chấm đen, chấm trắng mềm mại điểm xuyết trên thân. Thêm một lý do nữa để cho song chuột được giới chơi cá cảnh ưa chuộng là bởi nó chậm lớn, rất phù hợp nuôi trong bể kính.
Các nước Ả Rập rất ưa thích loại cá này nên 60% cá giống của Indonesia xuất bán ra nước ngoài là làm cá cảnh và chủ yếu xuất đi các nước Ả Rập với giá cá hương (3cm) từ 2,0-2,5USD/con.
Trên thế giới đến tận năm 2010 mới chỉ có Indonesia chủ động sản xuất giống cá song chuột trên qui mô lớn nhờ sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Năm 1999 lần đầu tiên Indonesia cho sinh sản nhân tạo cá song chuột thành công.
Sau 3 năm tiếp tục nghiên cứu, năm 2002, Indonesia đã sản xuất 617.800 con với tỷ lệ sống 0,1-0,2%. Cuối năm 2003, công nghệ sản xuất giống cá song chuột của Indonesia đã khá ổn định: Tỷ lệ sống dao động từ 3- 20%, có mẻ đạt tới 40% cá 40 ngày tuổi. Tiếp theo Indonesia là Malaysia và Australia đã thành công trong việc nhân giống song chuột.
Về nuôi thương phẩm, trên thế giới mới có công bố kết quả thí nghiệm nuôi đến khối lượng 234g/con (chưa đạt cá thương phẩm), chưa có công trình nghiên cứu nào công bố về nuôi đến cỡ cá thương phẩm (400 g/con).
Đến ngay cả Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á và NACA xuất bản cuốn “Sổ tay kỹ thuật nuôi cá song chuột” cũng giới thiệu sơ lược và chưa có chỉ tiêu cụ thể... Như vậy, sau hơn 10 năm nghiên cứu, chỉ có Indonesia đã thành công trong sản xuất giống và nuôi cá song chuột trên qui mô hàng hóa.
Tuy nhiên, Indonesia vẫn giữ bí mật về công nghệ nuôi thương phẩm. Với một số nước khác như Thái Lan, Australia đã có những nghiên cứu thành công ban đầu về sản xuất giống nhưng công nghệ vẫn chưa ổn định.
Tại Việt Nam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I hiện là đơn vị duy nhất có công nghệ sản xuất giống và nuôi cá song chuột với dự án của Nguyễn Đức Tuấn "Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá song chuột”.
Thời gian đầu, các thí nghiệm chỉ đạt tỷ lệ sống dao động từ 0,2-7,5%, nhiều đợt không thu được cá hương, tỷ lệ sống bằng không, cá bột yếu, chết ngay sau 2 ngày tuổi.
Dần dà với những nghiên cứu chuyên sâu hơn, chúng ta đã khắc phục được các hạn chế trên, sản xuất được tới 14-15 vạn con giống. Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam là nước thứ 2 sau Indonesia thành công về sinh sản nhân tạo cá song chuột trên qui mô khá lớn.
Tuy thế, việc nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi thương phẩm cá song chuột hiện nay mới thu được những kết quả bước đầu. Trong các thí nghiệm, cá giống (5-10g) được nuôi giữ trên bể cho đến khi đạt trọng lượng trung bình từ 23-25 g có thời gian 5,5 tháng (vì thời gian nuôi trùng vào những tháng mùa đông ở miền Bắc nên cá chậm lớn).
Dịch bệnh giai đoạn này thường xảy ra làm giảm tỷ lệ sống, đồng thời ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của cá nuôi thương phẩm và làm giá thành tăng cao. Cá nuôi đến trọng lượng trung bình mất thêm khoảng thời gian 16-18 tháng.
Như vậy toàn bộ chu kỳ nuôi kéo dài khoảng 24-27 tháng (miền Bắc) và 20-24 tháng (miền Trung và Nam) để đạt được kích cỡ cá song chuột thương phẩm trên 500g. Tốc độ lớn của chúng quả thực chậm không ngoài dự kiến.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.