»

Chủ nhật, 19/01/2025, 23:22:48 PM (GMT+7)

Cá sấu cũng phải... chạy lũ

(08:43:11 AM 18/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Nước lũ dâng cao ngập hết chuồng nên những hộ nuôi cá sấu ở thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã đưa cá sấu lên cụm tuyến dân cư, cho vào ghe, thậm chí nhốt trong phòng ngủ khiến mọi người lo cá sấu sổng chuồng.


Cá sấu được nhốt trong phòng ngủ nhà chị Trần Thị Kim Hai ở xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) - Ảnh: Thanh Tú

 


Ông Nguyễn Văn Đuồl ở ấp Bình Thành A, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự nuôi gần 300 con cá sấu, mỗi con nặng trung bình 2kg, dài khoảng 50cm. Ngày 14-10 gặp chúng tôi, ông Đuồl kể chuồng nuôi cá sấu của ông xây kiên cố bằng bêtông nhưng đã ngập trong nước lũ nên phải di dời. Lúc đầu ông gửi cá sấu vào đồn biên phòng gần nhà nhưng rồi sân đồn biên phòng cũng ngập trong nước lũ, ông phải nhốt chúng trong chiếc ghe chở lúa chờ lũ rút.

Nhiều người dân sống dọc tuyến kênh Sam Sai, xã Bình Thạnh “lên ruột” khi thấy ghe cá sấu của ông Đuồl nên đã báo chính quyền địa phương. “Mỗi lần con cháu ra kênh tắm tôi phải đứng canh chừng vì sợ cá sấu sổng ghe xuống kênh thì nguy hiểm lắm” - ông Nguyễn Văn Năm, nhà ở cạnh kênh Sam Sai, nói.

Cùng ngày 14-10, theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi đến nhà chị Trần Thị Kim Hai ở xã Bình Thạnh. Trong phòng ngủ nhà chị Hai có chuồng cá sấu dã chiến bằng... nilông chứa tới 50 con cá sấu được 6-7 tháng tuổi! Chị Hai cho biết số cá sấu này của ông Nguyễn Văn Thiện ở ấp Bình Thành A gửi chạy lũ. Vài người dân ở cạnh hay tin chúng tôi đến xem cá sấu cũng xin xem “ké”. Ai cũng bất ngờ khi thấy một bầy cá sấu trong “chuồng” bằng nilông rất sơ sài. Vậy mà ở nhà chị Hai lúc nào cũng có vài đứa trẻ chơi đùa cạnh chuồng này.

 

Cá sấu được nuôi trong ghe

 

Ông Trương Văn Đến, chủ tịch UBND xã Bình Thạnh, cho biết toàn xã hiện có 1.200 con cá sấu từ 4-9 tháng tuổi. Những hộ nuôi cá sấu trên địa bàn đều có đăng ký và được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp cấp phép. Năm nay lũ quá lớn nên các hộ nuôi cá sấu đều gặp khó khăn trong việc di dời.

Theo ông Đến, xã đã đề nghị di dời toàn bộ số cá sấu này về Chi cục Kiểm lâm quản lý, kiểm soát đến khi hết mùa lũ thì trả về cho dân, nhưng do chi cục không có chuồng trại nên phải chấp nhận “sống chung với cá sấu”. UBND xã có yêu cầu dân phải chịu trách nhiệm giữ cá sấu, không để sổng chuồng.

Ông Nguyễn Tấn Phát, chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp, cho biết cá sấu nuôi ở xã Bình Thạnh dưới 1 tuổi. Đặc điểm sống của cá sấu là lưỡng cư, tức sau thời gian trầm mình dưới nước thì phải lên bờ phơi nắng, nên nếu chúng sổng chuồng thì người dân cũng dễ dàng phát hiện và bắt lại.

Ngày 17-10, ông Đặng Văn Ne, trưởng Phòng Kinh tế thị xã Hồng Ngự, cho biết việc di dời số cá sấu trên lên chỗ cao ráo là rất khó trong điều kiện hiện nay. Giải pháp của địa phương là yêu cầu người dân cam kết bảo quản an toàn tuyệt đối, đồng thời giao các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra mức độ an toàn tại các điểm “tạm trú” của cá sấu.

THANH TÚ (Tuổi trẻ)
Từ khóa liên quan: Cá sấu , cũng phải, chạy lũ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cá sấu cũng phải... chạy lũ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI