Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ hai, 25/11/2024, 12:32:22 PM (GMT+7)
Cá linh “nhái”
(22:29:23 PM 17/07/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Trong khi các cơ quan chức năng khẳng định đến thời điểm này, cá linh non tự nhiên lẫn nuôi trồng chưa thể có nhưng ngoài thị trường thì loài cá đặc thù của mùa nước lũ đã bày bán khá nhiều với giá rất cao khiến không ít người nghi ngờ.
>> Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên >> Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên >> Vì sao Bình Thuận quyết tâm làm hồ chứa nước khi diện tích rừng tự nhiên đang thu hẹp? >> Chỉ trong vòng một năm, tỉnh Quảng Nam giảm gần 2.900 ha rừng tự nhiên >> Những phát hiện ấn tượng về thế giới tự nhiên năm 2021
Chuyện con cá linh non bất ngờ xuất hiện tại các chợ sớm hơn mọi năm những tưởng là tín hiệu vui cho một mùa lũ đẹp nhưng tín hiệu vui đó nhanh chóng trở thành nhiều nghi vấn vì nhiều bất hợp lý xung quanh nó.
Bất thường
Mấy ngày qua, tại nhiều chợ ở trung tâm TP Long Xuyên - An Giang và TP Cao Lãnh - Đồng Tháp có nhiều người bày bán cá linh non. Nhiều người tỏ ra bất ngờ vì đến thời điểm này, nước sông Mekong chưa đổi sang màu đỏ gạch, thời điểm xuất hiện cá linh non. Từ cuối tháng 6 rồi, nhiều hàng cá ở đây đã chuyển sang bán cá linh non và rất đắt hàng. Thấy nhiều người vây quanh thau cá linh non đang bơi, tôi tiến lại hỏi giá.
Cá linh non bày bán ngoài chợ ở An Giang trong khi nước lũ chưa về làm cho người tiêu dùng thắc mắc
Chị Hường, người bán hàng, tay thoăn thoắt hốt cá cân cho khách, trả lời gọn lỏn: 150.000 đồng/kg. Bà Nguyễn Thị Bích đang chờ lấy bọc cá linh, đứng kế bên cho hay lúc mới xuất hiện, giá cá linh non chỉ 120.000 đồng/kg, do đắt hàng, giờ đã tăng lên 150.000 đồng/kg. “Dù giá cao gần gấp đôi năm trước nhưng cá linh non rất đắt hàng, người mua không có cơ hội kỳ kèo, trả giá” - bà Bích nói.
Vì chỉ xuất hiện mỗi năm một lần vào đầu mùa nước nổi (mùa lũ ở ĐBSCL) và trở thành món ăn quen thuộc của người dân miền sông nước nên thấy cá linh non nhiều người mua ngay, không chút nghi ngờ. Song cũng có người thận trọng, nhận định: Có thể đó không phải là cá linh non ngoài tự nhiên vì nước lũ chưa về, mà có thể là “hàng nhái”.
Cố đứng thật lâu tại chợ Mỹ Bình, TP Long Xuyên để quan sát, chúng tôi phát hiện một điều khá lạ: “Những con cá linh này rất “hiền” và “điềm đạm”, chứ không như thói quen của cá linh là hay nhảy soi sói, chẳng chịu nằm yên. Đứng cạnh bên, ông Hiến, một cán bộ hưu trí ở phường Mỹ Bình, khoe bọc cá linh non vừa mua được nhưng thấy tôi có vẻ nghi ngờ, ông lật đật mở bọc, lôi cá ra xem và phát hiện chẳng giống cá linh non. “Cá linh non gì mà to bằng ngón tay áp út, lưng cá màu xanh đậm đen không giống như cá linh có màu trắng ngả vàng. Nhìn kỹ cá này giống cá duồn hơn”, bằng kinh nghiệm của mình, ông Hiến nhận định.
Về việc cá linh non xuất hiện sớm, ông Trần Anh Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản An Giang, khẳng định đến đầu tháng 7 này, vùng đầu nguồn tỉnh An Giang chưa có nước lũ nên không thể có cá linh non ngoài tự nhiên. Bà Phan Thị Ngọc Trinh, Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản An Giang, cũng quả quyết chưa tới mùa cá linh non vì mùa lũ chưa tới.
Là cá duồn hay cá trôi?
Bà Phan Thị Ngọc Trinh cho biết một số nơi như Trường Đại học Cần Thơ đã từng nghiên cứu, nhân giống thành công cá linh ống. Song chỉ dừng lại ở đó, chứ chưa sản xuất giống đại trà để cung ứng cho người nuôi. Riêng Trung tâm Giống thủy sản An Giang cũng đã lai tạo thành công giống cá linh ống nhưng vào cuối tháng 6-2011, trung tâm mới xuất bán đợt cá linh giống đầu tiên cho một đơn vị ở thị xã Tân Châu – An Giang nên chưa thể có cá linh nuôi bán ngoài chợ. “Cá linh non đầu mùa rất nhỏ, chỉ cỡ đầu đũa ăn.
Nếu cá to bằng ngón tay áp út thì chắc chắn không phải cá linh non. Về hình dạng bên ngoài, cá duồn và cá trôi lúc nhỏ giống như cá linh nhưng thịt, xương thì không mềm và ngon như cá linh. Giá cá duồn và cá trôi nhỏ chỉ khoảng 30.000 đồng/kg, thấp hơn cá linh rất nhiều. Có thể vì lợi nhuận, nhiều người lấy cá duồn, cá trôi ra bán và nói là cá linh non” - bà Trinh phân tích.
Có khiếu nại mới kiểm tra! Ông Nguyễn Văn Hiến, một cán bộ hưu trí ở phường Mỹ Bình, cho rằng cơ quan chức năng nên sớm vào cuộc để làm rõ cá linh non này thật hay giả. Trong khi đó, ông Trần Anh Dũng cho hay năm trước, đã có người bán cá duồn nhưng nói là cá linh non. Song ông Dũng cho rằng chỉ khi nào có người dân khiếu nại đã bị lừa vì mua nhầm cá thì lúc đó, Chi cục Thủy sản mới tiến hành kiểm tra. |
Bài và ảnh: QUỐC DŨNG/NLĐ
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.