»

Thứ hai, 04/11/2024, 18:02:02 PM (GMT+7)

Các loài vật có hình dạng như nhân vật phim thần thoại Tin ảnh

(09:21:47 AM 14/05/2015)
(Tin Môi Trường) - Hươu ma cà rồng, khỉ mặt đỏ hay kỳ lân biển là những loài có đặc điểm kỳ lạ, được mô tả như bước ra từ những bộ phim thần thoại.

Các[-]loài[-]vật[-]có[-]hình[-]dạng[-]như[-]nhân[-]vật[-]phim[-]thần[-]thoại 

Hươu có răng nanh như ma cà rồng hay còn được gọi là hươu xạ Kashmir. Chúng có nguồn gốc từ các khu vực thuộc dãy núi Himalaya như phía bắc Ấn Độ, vùng Kashmir hay phía bắc Afghanistan. Chỉ cá thể đực mới có răng nanh và chúng thường tận dụng đặc điểm này trong mùa giao phối để tìm bạn tình. Loài hươu được phát hiện ở một khu rừng hẻo lánh của Afghanistan hồi tháng 11 năm ngoái, đánh dấu lần đầu tiên xuất hiện trở lại sau gần 60 năm. Ảnh: rockcitytimes.com

 

 Các[-]loài[-]vật[-]có[-]hình[-]dạng[-]như[-]nhân[-]vật[-]phim[-]thần[-]thoại

Linh dương Saiga có phần miệng như vòi ống, giống với loài thú ăn kiến, nhưng trên thực tế đây là bộ phận giúp lọc không khí. Loài này được biết đến từ thời Kỷ băng hà nhưng đang bên bờ tuyệt chủng. Ảnh: Google Imagine/CC BY-SA 3.0

 

 Các[-]loài[-]vật[-]có[-]hình[-]dạng[-]như[-]nhân[-]vật[-]phim[-]thần[-]thoại

Kỳ lân biển là loài động vật biển có đặc trưng là chiếc răng thẳng, dài, mọc ra từ miệng và trông giống chiếc sừng. Ở con đực, răng có thể mọc dài gần ba mét và được cho là giúp chúng khi giao phối hay cạnh tranh với đối thủ. Kỳ lân biển rất hiếm và hiện chỉ còn khoảng 45.000-50.000 cá thể còn tồn tại trong môi trường hoang dã. Ảnh: Wikicommons

 

 Các[-]loài[-]vật[-]có[-]hình[-]dạng[-]như[-]nhân[-]vật[-]phim[-]thần[-]thoại

Đây là loài thú ăn kiến mang hình dạng giống một con nhím, nhưng có màu lông vàng nổi bật. Loài động vật này áp dụng cách chà xát bộ lông vào với nhau để giao tiếp. Con người không thể nghe thấy những âm thanh mà chúng tạo ra. Ảnh: Flickr

 

Các[-]loài[-]vật[-]có[-]hình[-]dạng[-]như[-]nhân[-]vật[-]phim[-]thần[-]thoại 

Không giống với những loài khác trong họ chim thiên đường với đặc trưng là phần lông đuôi dài, loài Lophorina superba có phần lông biến thể giống lớp áo choàng. Khi tìm kiếm đối tượng, con chim đực sẽ xòe rộng lớp áo choàng. Ảnh: Flickr

 

 Các[-]loài[-]vật[-]có[-]hình[-]dạng[-]như[-]nhân[-]vật[-]phim[-]thần[-]thoại

Thằn lằn quỷ gai là loài có nguồn gốc từ Australia. Nhờ màu da gần như trùng với môi trường sống ở sa mạc, con thằn lằn có thể ngụy trang để ẩn nấp và tấn công con mồi. Chúng có màu vàng và đỏ khi thời tiết nóng bức, nhưng biến đổi sang màu sắc tối hơn khi nhiệt độ hạ thấp. Lớp gai trên cơ thể sẽ giúp tránh sự tấn công của những loài khác. Ảnh: Flickr

 

 Các[-]loài[-]vật[-]có[-]hình[-]dạng[-]như[-]nhân[-]vật[-]phim[-]thần[-]thoại

Loài sinh vật biển này này có nhiều tên gọi khác nhau như sên biển xanh, rồng xanh, thiên thần xanh... Sau khi ăn con mồi, chúng thường giữ lại phần ngòi chích của con mồi đó trong bộ phận giống ngón tay và sử dụng khi bị tấn công. Ảnh: Flickr

 

 Các[-]loài[-]vật[-]có[-]hình[-]dạng[-]như[-]nhân[-]vật[-]phim[-]thần[-]thoại

Khỉ uakari mặt đỏ có chiếc đuôi ngắn, mặt đỏ, đầu hói và lông dài. Màu sắc nhợt nhạt trên mặt là dấu hiệu sức khỏe yếu ở loài này, do đó những cá thể có màu mặt đỏ hơn sẽ dễ thu hút sự chú ý của đối tượng tiềm năng. Ảnh: Flickr

Theo Business Insider
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Các loài vật có hình dạng như nhân vật phim thần thoại

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa

Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa

(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI