»

Thứ ba, 21/01/2025, 01:29:37 AM (GMT+7)

Bướm lạ "tấn công" ngư dân trên biển

(21:33:09 PM 20/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Hơn một tuần qua, ngư dân miền Trung lo lắng vì bị hàng triệu con bướm lạ tấn công khi đang đánh bắt trên biển. Đến nay đã có hàng trăm ngư dân bị bướm lạ cắn, chích nổi mụn đỏ trên da, gây ngứa ngáy khó chịu.

Ông Trần Ngọc Bảy, ngư dân tàu QNa 95 009 TS, ở thôn Tân An, xã Bình Minh, huyện thăng Bình, Quảng Nam cho biết, cách đây năm ngày, ghe của ông đi ra biển (vùng biển tỉnh Quảng Nam) khoảng 20 hải lý để hành nghề lưới vây rút chì.

Đến khoảng 19h tối, khi đèn pha của ghe bật lên thì hàng đàn bướm có màu xanh, màu đen bay đến rợp trời. “Nó che khuất luôn cả dàn đèn ghe tui, rồi bu vào tấn công chục người trên ghe. Sau đó, bọn tui ai cũng thấy ngứa ngáy khó chịu”.

Lần[-]lượt[-]từ[-]trái[-]sang[-]phải,[-]hai[-]ngư[-]dân[-]Đặng[-]Đức[-]và[-]Trần[-]Công[-]Tĩnh[-]kể[-]chuyện[-]bị[-]bướm[-]“quấy[-]nhiễu”.[-]
Lần lượt từ trái sang phải, hai ngư dân Đặng Đức và Trần Công Tĩnh kể chuyện bị bướm “quấy nhiễu”.

 

Nhiều ngư dân khác ở xã Bình Minh cũng phản ánh tình trạng bị bướm đen tấn công trên biển, nhưng không biết nó từ đâu tới với mật độ dày đặc.

Theo ngư dân, trong hàng triệu con bướm lạ này, có con màu xanh khi bay tông vào người ngư dân là xịt ra nước màu xanh rất ngứa ngáy. Thường sau khi tiếp cận vào người ngư dân, bướm lạ chui vào tay áo, cổ áo, khiến họ phải gãi có khi đến “bật cả máu vẫn chưa hết ngứa”.

Ngư dân còn cho biết, cách đây khoảng bốn năm, loài bướm này từng xuất hiện nhưng số lượng ít, ở phạm vi hẹp và không gây ngứa. Nay bướm lạ không chỉ ở vùng biển Quảng Nam mà các vùng biển khác cũng có, tuy nhiên nhiều nhất là biển miền Trung từ Quảng Ngãi ra đến Quảng Trị.

Ngư dân Đặng Đức (tàu QNa 94121 TS) quê ở xã Bình Minh khai thác hải sản ở vùng biển tỉnh Quảng Trị cho biết, tại vùng biển này ngư dân cũng gặp loài bướm tương tự. Ông Đức quả quyết là nhìn thấy loài bướm màu xanh đen không chỉ bay lên không mà lội được sóng nước. Ông nói: “Mỗi lần đèn sáng lên, bướm bay đến không chỉ ở trên trời mà còn từ dưới biển lên. Ban đầu chúng tôi cứ ngỡ do mưa dông đầu mùa nên xảy ra hiện tượng này, nhưng sau đó thấy ngứa rất lạ”.

Vết[-]cắn[-]của[-]đàn[-]bướm[-]nổi[-]trên[-]da[-]ngư[-]dân[-]Trần[-]Ngọc[-]Bảy
Vết cắn của đàn bướm nổi trên da ngư dân Trần Ngọc Bảy

 

Ông Trần Công Anh, Trưởng trạm Y tế xã Bình Minh cho biết, ngư dân khi đến khám bệnh đã báo lại là loài bướm này chỉ xuất hiện trên biển, không ở trong bờ, đặc biệt khi đèn trên ghe bật lên nó mới bay đến. Đáng lưu ý nữa là khi trời không có gió thì loài bướm này mới tấn công, còn khi trời có gió không thấy xuất hiện. “Xưa nay trạm chưa gặp những trường hợp này. Nhìn vào các vết cắn trên người ngư dân giống như ghẻ ở ngoài da. Mấy ngày nay ai tới khám, chúng tôi đều viết giấy giới thiệu lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh để khám, xác định bệnh” - ông Anh cho biết.

Theo ông Trương Công Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Bình Minh cho biết, địa phương hiện có khoảng 70 phương tiện lưới vây, rất nhiều ngư dân bị ngứa ngáy sau khi lao động trên biển. Đến thời điểm này địa phương vẫn chưa báo cáo lên trên bởi đang tiếp tục theo dõi diễn biến.

Hiện nhiều người tỏ ra lo lắng nhưng vẫn tiếp tục ra khơi vì không thể bỏ biển, ảnh hưởng đến thu nhập. Một số người bị nặng đã uống các loại thuốc trị dị ứng da và tình trạng ngứa có giảm.

(Theo Báo Quảng Nam)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bướm lạ "tấn công" ngư dân trên biển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI