»

Chủ nhật, 19/01/2025, 23:22:57 PM (GMT+7)

Bò rừng banteng tại Cam-pu-chia đang bị đe dọa

(16:53:22 PM 16/09/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Một nghiên cứu của WWF kết hợp với chính phủ Cam-pu-chia, mới đây cho biết: số lượng quần thể bò rừng banteng tại Vùng Đồng bằng Đông Cam-pu-chia (EP), phía đông bắc đất nước, ước tính chỉ còn khoảng 2,700 – 5,700 cá thể.

Quần thể bò rừng banteng lớn nhất thế giới tại Cam-pu-chia đang bị đe dọa bởi nạn săn bắn và môi trường sống bị thu hẹp- Ảnh WWF - Cambodia

 

Đây là quần thể bò banteng lớn nhất thế giới so với số lượng toàn cầu là 5,900 – 11,000 cá thể. Tại các vùng khác như Thái Lan và In-đô-nê-xi-a chỉ có khoảng vài trăm cá thể.

 

Ông Phan Channa, từ Bộ Môi trường và là một trong những cán bộ tham gia khảo sát đã bày tỏ: “Những phát hiện mới này là một bắng chứng cho thấy tầm quan trọng mang tính toàn cầu của Vùng Đồng bằng Đông Cam-pu-chia trong công tác bảo tồn loài động vật này.” Bộ Môi trường là đối tác của WWF của chương trinh nghiên cứu này

 

Bên cạnh bò rừng banteng, nghiên cứu cũng cho thấy sự gia tăng về số lượng của các loài động vật có vú lớn khác, như lợn rừng và mang, trong khu vực. Chúng đều là những con mồi quan trọng đối với hổ, một loài cũng đang bị suy giảm số lượng một cách nghiêm trọng trong những thập kỷ qua tại Cam-pu-chia và các quốc gia châu Á khác.

 

Tiến sĩ Thomas Gray, cố vấn Nghiên cứu Đa dạng sinh học của WWF-Cam-pu-chia, đồng tác giả của báo cáo, giải thích rằng một mục tiêu quan trọng của nghiên cứu này là tìm hiểu về tình trạng quần thể các loài là con mồi của hổ như bò rừng banteng, lợn rừng, và mang, góp phần thực hiện mục tiêu phục hồi sinh cảnh sống ưu tiên của hổ tại vùng đồng bằng Đông Cam-pu-chia.

 

Để phục hồi quần thể hổ, duy trì bền vững nguồn con mồi cho hổ như bò rừng banteng là một trong những yếu tố quan trọng. Đồng bằng Đông Campuchia được xác định có thể là một trong số những khu vực tốt nhất ở Châu Á đối với công tác khôi phục khi xét tới diện tích rộng lớn của môi trường sống; mức đầu tư trong những năm gần đây vào việc thực thi pháp luật hiệu quả hơn và việc quản lý các khu bảo tồn có vẻ như đang phát huy hiệu quả.

 

Bà Michelle Owen, quản lý Chương trình Bảo tồn của WWF-Cam-pu-chia cho biết: “Những nỗ lực gia tăng trong thực thi pháp luật, với gần 60 kiểm lâm đi tuần tra thường xuyên bên trong và ngoài khu bảo tồn đã ngăn chặn được nhiều hoạt động của những kẻ săn trộm.” “Tuy nhiên, cần phải nỗ lực hơn nữa để xóa bỏ hoàn toàn nạn săn trộm tại khu vực cảnh quan đặc biệt quan trọng này.”

 

Mặc dù vậy, săn trộm không phải là mối đe dọa duy nhất. Trong những năm gần đây, những khu rừng Đông bằng Đông Cam-pu-chia và trên toàn bộ đất nước đang bị đe dọa bởi sự chuyển nhượng đất đai ở quy mô lớn. Áp lực từ những nhà đầu tư trong nước và quốc tế đối với việc chuyển nhượng đất nông nghiệp cũng như những kế hoạch cho những dự án lớn về cơ sở hạ tầng đã đe dọa tới vùng đồng bằng Đông Cam-pu-chia, khu vực mang tầm quan trọng toàn cầu.

 

Theo ông Nick Cox, Quản lý Bảo tồn Loài của WWF-Greater Mekong, việc chấp nhận chuyển nhượng đất của khu bảo tồn dù nhỏ cho các mục đích kinh tế sẽ tạo thành một tiền lệ vô cùng nguy hiểm, làm suy yếu những nỗ lực mà chính phủ Cam-pu-chia và các cơ quan bảo tồn thực hiện trong thập kỷ vừa qua.

Được coi là một trong những loài động vật đẹp và duyên dáng nhất trong số các loài gia súc hoang dã, bò rừng banteng (Bos javanicus) được coi là tổ tiên của các loài gia súc tại Đông Nam Á. Theo IUCN, các quần thể bò rừng banteng ở Cam-pu-chia đã giảm hơn 90% so với cuối những năm 1960. Từ năm 1996, bò rừng banteng đã được IUCN đưa vào danh sách những loài bị đe dọa trên toàn cầu bởi sự sụt giảm số lượng nhanh chóng và đáng lo ngại này.

Hồ điệp
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bò rừng banteng tại Cam-pu-chia đang bị đe dọa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI