»

Chủ nhật, 19/01/2025, 05:11:51 AM (GMT+7)

Bọ que Việt Nam lọt danh sách 10 loài ấn tượng năm 2015 Tin ảnh

(08:55:08 AM 24/05/2015)
(Tin Môi Trường) - Viện Khoa học Môi trường và Lâm nghiệp (ESF) của Mỹ công bố 10 sinh vật mới được phát hiện ấn tượng của năm 2015, trong đó có một loài được tìm thấy ở Việt Nam.

[-]Bọ[-]que[-]Việt[-]Nam[-]lọt[-]danh[-]sách[-]10[-]loài[-]ấn[-]tượng[-]năm[-]2015

Côn trùng hình gậy dài sinh trưởng tại Rừng Quốc gia Tam Đảo của Việt Nam. Chúng dài khoảng 23 cm, là loài côn trùng di chuyển chậm chạp. Bọ que đã được đưa đến vườn thú của Viện Khoa học tự nhiên Hoàng gia Bỉ ở Brussels. Ảnh: Jonathan Brecko

 

 [-]Bọ[-]que[-]Việt[-]Nam[-]lọt[-]danh[-]sách[-]10[-]loài[-]ấn[-]tượng[-]năm[-]2015

Cá nóc Torquigener albomaculosus sống ở ngoài khơi đảo Amami-Ōshima của Nhật Bản. Con đực tạo ra các vòng tròn rộng khoảng 1,8 m để làm tổ bằng cách bơi và lăn lộn trong cát dưới đáy biển. Những vòng tròn này đã khiến các nhà khoa học đau đầu suốt 20 năm qua để tìm ra nguồn gốc của chúng. Tổ của chúng chỉ được sử dụng một lần để thu hút con cái, sau đó sẽ được đào sâu thêm để bảo vệ trứng. Ảnh: Yoji Okata

 

 [-]Bọ[-]que[-]Việt[-]Nam[-]lọt[-]danh[-]sách[-]10[-]loài[-]ấn[-]tượng[-]năm[-]2015

Các nhà khảo cổ phát hiện hóa thạch một loài khủng long với nhiều đặc điểm kỳ lạ giống chim, sống cách đây khoảng 66 triệu năm. Loài khủng long được đặt tên là Anzu wyliei, theo tên một loài quái vật chim trong thần thoại cổ đại. Với chiều cao có thể tới hơn ba mét, nặng 200 – 300 kg, loài khủng long này đi bằng hai chân và là một trong những loài động vật săn mồi lớn nhất trên Trái Đất. Chúng có đỉnh đầu tròn dài, mỏ giống vẹt, xương rỗng, đôi chân gầy thon, móng vuốt sắc nhọn và có thể phủ lông vũ toàn thân. Khủng long đẻ trứng vào ổ và ấp như gà.

Ba bộ xương hóa thạch không hoàn chỉnh được tìm thấy tại Hell Creek, nơi từng phát hiện nhiều hóa thạch khủng long, ở tiểu bang Bắc Dakota và Nam Dakota. Ảnh: Mark A. Klingler

 

 [-]Bọ[-]que[-]Việt[-]Nam[-]lọt[-]danh[-]sách[-]10[-]loài[-]ấn[-]tượng[-]năm[-]2015

Sên biển Phyllodesmium acanthorhinum là sinh vật đầy nhớt, một mắt xích bị thiếu giữa hai loại sên biển, một loài ăn thủy tức và một loài ăn san hô. Chúng chỉ dài 25 mm, sống ở vùng biển quanh đảo Ryukyu của Nhật Bản. Ảnh: Robert Bolland

 

 [-]Bọ[-]que[-]Việt[-]Nam[-]lọt[-]danh[-]sách[-]10[-]loài[-]ấn[-]tượng[-]năm[-]2015

Tillandsia religiosa là loài cây có hình dạng như một đóa hoa mọc trên sa mạc. Chúng khá phổ biến ở một số vùng tại Mexico, nhưng mới được đặt tên khoa học. Loài cây họ dứa sống ở vùng cao 1.800 - 2.000 m trên mực nước biển. Ảnh: A. Espejo

 

 [-]Bọ[-]que[-]Việt[-]Nam[-]lọt[-]danh[-]sách[-]10[-]loài[-]ấn[-]tượng[-]năm[-]2015

Balanophora coralliformis là thực vật không diệp lục, có hình dạng như san hô và được tìm thấy ở Philippines. Chúng sống ký sinh vào các loài thực vật khác để lấy dinh dưỡng. Balanophora coralliformis có thể được tìm thấy ở những khu rừng đầy rêu độ cao 1.460 - 1.700 m trên mực nước biển. Các nhà khoa học hiện mới chỉ xác nhận được khoảng 50 cá thể. Ảnh: P.B. Pelser & J.F. Barcelona

 

 [-]Bọ[-]que[-]Việt[-]Nam[-]lọt[-]danh[-]sách[-]10[-]loài[-]ấn[-]tượng[-]năm[-]2015

Nhện sa mạc Cebrennus rechenbergi chạy trốn khỏi kẻ thù bằng cách lộn nhào như bánh xe, Đây là cách cách di chuyển nhanh gấp đôi so với khi chúng chạy bằng chân, bất kể địa hình nào. Ảnh: Ingo Rechenberg

 

 [-]Bọ[-]que[-]Việt[-]Nam[-]lọt[-]danh[-]sách[-]10[-]loài[-]ấn[-]tượng[-]năm[-]2015

Ong sát thủ Deuteragenia ossarium có kích thước chỉ 12,7 mm, nổi tiếng với cách sử dụng xác các loài côn trùng khác. Ong chúa xây dựng tổ trên mặt đất bằng đất và những mảnh cây, sau đó khoanh vùng tổ bằng xác của những con kiến chết. Theo nhà sinh thái học Michael Staab, mùi của kiến có thể tạo ra một vỏ bọc hóa học cho tổ ong. Nọc độc của loài ong này có thể gây chết người. Ảnh: Michael Staab

 

 [-]Bọ[-]que[-]Việt[-]Nam[-]lọt[-]danh[-]sách[-]10[-]loài[-]ấn[-]tượng[-]năm[-]2015

Sinh vật đa bào, không đối xứng có hình dạng giống hóa thạch từ thời tiền sử này được tìm thấy ở độ sâu 400-1.000 m dưới vùng biển đông nam Australia. Các nhà khoa học cho rằng chúng có thể có họ hàng với hai ngành sứa lược (Ctenophora) hay ruột khoang (Cnidaria - sứa, san hô, hải quỳ và thủy tức). Sinh vật mới này đã đặt ra thách thức đối với tất cả các cách phân loại sinh học hiện có. Ảnh: Jorgen Olesen

 

 [-]Bọ[-]que[-]Việt[-]Nam[-]lọt[-]danh[-]sách[-]10[-]loài[-]ấn[-]tượng[-]năm[-]2015

Loài ếch được tìm thấy ở đảo Sulawesi của Indonesia này có đặc điểm khác lạ là răng nanh và chiều dài chỉ khoảng 40 mm. Hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định phạm vi sinh sống toàn diện của loài này. Jimmy A. McGuire

 

Trang Nguyễn/VNE
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bọ que Việt Nam lọt danh sách 10 loài ấn tượng năm 2015

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI