Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Bắt được ba ba khổng lồ dưới chân cầu Chương Dương
(20:13:57 PM 12/10/2011) Nghe tin ông Nguyễn Bá Toàn (60 tuổi) bắt được ba ba khổng lồ ngay dưới chân cầu Chương Dương, bà con hàng xóm và những người hiếu kỳ đã đổ đến ngõ 118 - Phú Viên - Gia Lâm (Hà Nội) để được xem tận mắt. Ông Toàn vui sướng khi bắt được con ba ba khổng lồ Còn chưa hết "hoảng hồn" sau cuộc vật lộn gần nửa giờ đồng hồ với “thủy quái” ba ba dưới sông Hồng, vẫn nguyên bộ quần áo còn dính đầy bùn đất, ông Toàn kể, sáng nay, như mọi ngày, ông đi bộ thả lưới dọc sông Hồng để bắt cá, nhưng sau trận mưa đêm qua, cá bơi theo dòng nên chẳng con nào mắc lưới khiến ông nản lòng định đi một vòng cuối thì thu lưới về. "Khi đó, khoảng hơn 9h, đến bãi cát cách chân cầu Chương Dương không xa, phía dưới bờ sông Hồng, một cái đầu lớn bằng bắp chân nhô cao với lớp da nâu bóng nhăn nheo và 2 mắt mở to khiến tôi... giật bắn. Sau phút định thần, tôi tiến lại gần và thấy cái đầu nhô lên lại thụt xuống nhưng không hình dung được đó là con gì. Phải một lúc quan sát, khi con vật quẫy động mạnh tôi mới kinh ngạc nhận ra một con ba ba. Nhưng đời tôi chưa bao giờ thấy một con ba ba to đến như thế", ông Toàn kể. Phải mất nửa giờ đồng hồ vật lộn, ông Toàn mới đưa được con ba ba nặng 22kg lên bờ Lúc đó, cả bờ sông chỉ có mình ông nên không gọi được ai hỗ trợ. Thấy con ba ba có vẻ muốn ra khỏi bờ, ông đã quyết định nhảy xuống sông bắt. Nhưng dưới nước, con ba ba lớn hơn cả người ông, khỏe như một con trâu, không ngừng quẫy đạp. "Càng vật lộn với nó, tôi càng hăng tiết. Suốt 30 năm làm nghề chài lưới chẳng lẽ gặp một mẻ lớn như vậy, tôi lại chịu thua. Thế là sau gần nửa giờ đồng hồ “đấu” nhau, cuối cùng tôi cũng ôm được ngang con ba ba dịch từng tẹo để vào gần bờ”, ông Toàn tiếp. Khi vác được con ba ba lên bờ, ông Toàn lại cố hết sức vật ngửa con ba ba chổng ngược chân lên trời vì kinh nghiệm mấy chục năm chài lưới, ông Toàn biết giống ba ba chỉ bị vật ngửa mới khống chế được. Sau khi gọi nhiều người đến hỗ trợ, ông Toàn mới mang được con ba ba về nhà. Nhiều người kéo đến xem Ông Toàn cho biết, mấy chục năm làm nghề chài lưới ven sông Hồng, ông có lần bắt được cá nặng trên 30 ki lô gam, nhiều ba ba và rùa nặng vài ki lô gam, nhưng chưa bao giờ ông trông thấy một con ba ba nặng như vậy, chứ chưa nói là bắt được. Tại nhà ông Toàn, nhiều người đã kéo đến để được tận mắt xem con ba ba nặng 22kg với chiều dài gần 1m và chiều rộng gần nửa mét. Đặc biệt, trên mai con ba ba có nhiều hoa văn sần sùi rất lạ. Nhiều người hiếu kì đưa con cá nhỏ ra thì lập tức ba ba vươn cổ đớp ăn ngon lành...
Có những người nhìn nhận, con ba ba này có một số nét “hao hao” giống với cụ Rùa Hồ Gươm!
Ngay sau khi nghe tin ông Toàn bắt được “thủy quái” ba ba, đã có nhiều người đến xem và đề nghị đổi con ba ba lấy một chiếc xe máy nhưng ông Toàn vẫn chưa đồng ý. “Cũng đã có người trả giá 60 triệu để mua con ba ba nhưng chúng tôi vẫn chưa bán. Ba ba có thể để cả tháng vẫn khỏe mạnh nên chúng tôi để cho bà con đến chiêm ngưỡng rồi đợi khi nào có người trả giá hợp lí, chúng tôi mới tính chuyện mua bán”, bà Lê Thị Thái, vợ ông Toàn cho biết.
Dưới đây là một số hình ảnh về ba ba khổng lồ được ghi lại:
Nhiều người muốn nhấc thử con ba ba
Dấu vết thời gian in trên lớp da nhăn nheo của con ba ba
Những hoa văn trên mai con baba
Ông Toàn chưa hết vui mừng với thành quả lớn nhất trong cả đời đánh lưới của mình
Một cháu nhỏ "cưỡi" cụ ba ba
Con baba khá thoải mái khi được cho ăn cá
Nhiều người hiếu kì đến xem, chụp ảnh ba ba
Ông Toàn mang con ba ba vào nhà để chăm sóc sau khi mọi người chiêm ngưỡng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.