»

Thứ hai, 20/01/2025, 13:54:35 PM (GMT+7)

An Giang: Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc bổi

(14:59:24 PM 16/05/2013)
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã triển khai thành công Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc bổi ở huyện An Phú (An Giang) từ tháng 3/2011 đến nay, nhằm giúp ngư dân định hướng phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, qua đó đã chủ động tạo nguồn nguyên liệu cho làng nghề làm khô cá sặc bổi ở địa phương, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa bàn biên giới, đầu nguồn lũ An Phú.

 Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã triển khai thành công Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc bổi ở huyện An Phú (An Giang) từ tháng 3/2011 đến nay, nhằm giúp ngư dân định hướng phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, qua đó đã chủ động tạo nguồn nguyên liệu cho làng nghề làm khô cá sặc bổi ở địa phương, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa bàn biên giới, đầu nguồn lũ An Phú. 

Sau hơn 2 năm tthực hiện, dự án đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá sặc bổi cho 46 nông dân, kỹ thuật viên; xây dựng 7 mô hình ương giống cá sặc rằn, 9 mô hình nuôi thương phẩm, cho lợi nhuận đạt từ 150 - 450 triệu đồng/ha tùy mô hình, rút ngắn được 3,5 tháng so chu kỳ nuôi trước đây. 

 

Ảnh minh họa

 

Từ kết quả đó, Sở Nông nghiệp & PTNT An Giang tiếp tục triển khai dự án “Chuỗi giá trị sản xuất cá sặc bổi”, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến từ sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ, với qui mô vùng nuôi 2 ha theo qui trình công nghệ cao và cơ sở chế biến khô công suất 250 tấn thành phẩm/năm tại làng nghề chế biên khô cá sặc bổi Khánh An. Bên cạnh đó, Trung tâm Giống Thủy sản An Giang tiếp tục xây dựng “Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thương phẩm cá sặc bổi theo hướng nâng cao kích cỡ sản phẩm khi thu hoạch” với mục tiêu tăng kích cỡ cá khi thu hoạch, đạt 6 - 7 con/kg. 

H uyện biên giới An Phú được thiên nhiên ưu đãi với lợi thế là huyện đầu nguồn đồng bằng sông Cửu Long có nguồn nước ngọt ngào quanh năm, thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, huyện còn nổi tiếng với “Làng nghề chế biến khô cá sặc bổi Khánh An” có thị trường tiêu thụ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tiêu thụ rất mạnh ở thành phố Hồ Chí Minh, với sản lượng tiêu thụ cá nguyên liệu cho chế biến 5-10 tấn cá/ngày, phần lớn là mua từ Thái Lan và Campuchia.

 

TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: An Giang: Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc bổi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI