Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ ba, 03/12/2024, 17:20:41 PM (GMT+7)
An Giang: Bắt được cặp rắn hổ mây khổng lồ
(17:02:09 PM 15/05/2019)(Tin Môi Trường) - Ngày 14.5, ông Trương Minh Hùng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang cho biết, phía Tập đoàn Sao Mai có báo đến Hạt Kiểm lâm H.Tri Tôn chuyện bắt được cặp rắn hổ mây lớn. Cán bộ của Hạt Kiểm lâm H.Tri Tôn đã đến kiểm tra và xác định đó đúng là rắn hổ mây.
>> Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước >> Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn >> Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 >> Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước >> Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
1 trong 2 con rắn bị bắt - Ảnh: Thanh Vĩnh
Theo ông, từ trước đến nay ở An Giang chưa nơi nào bắt được rắn hổ mây lớn như vậy. Theo quy định, muốn nuôi nhốt phải trình báo xác định nguồn gốc thì mới được quyền nuôi nhốt. Kiểm lâm tỉnh sẽ làm việc thêm với Tập đoàn Sao Mai về vấn đề này.
Hiện cặp rắn hổ mây này đang nuôi nhốt tại Khu du lịch, Di tích lịch sử Cách mạng đồi Tức Dụp, thuộc ấp Ninh Hòa, xã An Tức, H.Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nơi này đã được giao cho Tập đoàn Sao Mai quản lý và khai thác.
Theo quan sát, trên mình 2 con rắn hổ mây có vân như mây. Hầu hết thân màu vàng nhạt, có khoang trắng ngắt quãng. Đây là loài được mệnh danh “đi mây về gió”. Bởi rắn có thân dài, nhóng lên cao chấm đuôi dưới đất khi di chuyển. Cặp rắn này mỗi con dài độ 7 m và nặng khoảng 30 kg/con.
Cặp rắn rất to lớn - Ảnh: Thanh Vĩnh
Anh Phạm Bảo Trân - Phó Giám đốc Dự án Điện năng lượng mặt trời của Tập đoàn Sao Mai, cho biết vào khoảng cuối tháng 3 vừa qua, trong lúc nhóm công nhân đang thi công công trình này dưới chân núi Cấm (còn gọi là Thiên Cấm Sơn thuộc ấp An Thạnh, xã An Hảo, H.Tịnh Biên, tỉnh An Giang) thì phát hiện cặp rắn hổ mây này ngóc đầu từ trong hang.
Khi đó, tài xế lái xe cuốc liền chụp lấy mấy cái bao bố ném vào miệng hang và 2-3 người đang thi công công trình ném liên tục nhiều bao bố vào chỗ cặp rắn nằm, rồi chạy đến vây nhau bắt. Họ dùng tay trần chộp lấy cổ 2 con rắn, tay còn lại nắm phần đuôi.
“Đặc điểm của loài rắn là chỉ chụp được cái đầu rồi vuốt toàn thân nắm phần đuôi là nó nằm im và không cựa quậy được. Anh em bắt rắn đều biết chúng là rắn hổ mây cực độc”, anh Trân nói.
Hiện ngoài cặp rắn lớn này, còn có nhiều con rắn hổ mây nhỏ bị bắt và cũng được phía Tập đoàn Sao Mai chăm sóc.
(MTG)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
(Tin Môi Trường) - Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận ‘Cây di sản’ cho 24 cây trong vườn, nâng tổng số cây được công nhận là di sản tại Côn Đảo lên con số 105.