Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Albania:Ban hành lệnh cấm săn bắn với các loài chim và động vật có vú
(08:36:22 AM 22/02/2014)Một thợ săn đang nắm chú chim mình bắn được trên hồ Shkoder. (Ảnh: David Guttenfelder, AP)
Chính phủ Albania đã ban hành một lệnh cấm săn bắn kéo dài hai năm. Nhờ vậy, số lượng lớn các loài chim châu Âu và động vật hoang dã khác sẽ được bảo vệ khỏi nạn giết mổ trái phép.
Nằm dọc theo đường di cư của các loài chim, bao quanh vùng đất ngập nước và đa dạng về môi trường sống, Albania là một địa điểm lý tưởng cho hàng triệu loài chim di cư. Nhưng việc thực thi pháp luật yếu kém, việc cho phép sở hữu súng săn và hàng loạt thợ săn ngoại quốc tới đây săn bắn đã biến Albania thành một địa điểm săn bắn quanh năm. Mục tiêu không chỉ là những loài săn bắn để tiêu khiển mà còn có cả đại bàng , sếu, các loài chim sống ven bờ và thậm chí cả những loài chim hót nhỏ.
Gabriel Schwaderer, giám đốc điều hành tổ chức bảo tồn Euro Natur phát biểu: “Albania chính là một cái bẫy chết cho các loài chim di trú”. Theo Schwaderer, không chỉ có những loài chim phải hứng chịu mà cả những động vật hoang dã khác nữa. Để nghiên cứu về loài mèo rừng Balkan đang có nguy cơ tuyệt chủng, Euro Natur đã đặt camera tự động ở các khu vực miền núi, những camera này ghi lại tất cả những loài động vật đi qua. Các loài động vật có vú như hoẵng, sơn dương lẽ ra được ghi lại với số lượng lớn thì lại hiếm khi phát hiện được. “Điều này cho thấy các loài động vật săn bắn để tiêu khiển đang ở một mật độ rất rất thấp”, Schwaderer cho hay.
Đạo luật mới vừa được phê duyệt vào ngày 30 tháng 1 đình chỉ tất cả các giấy phép săn bắn và sử dụng các khu vực săn bắn trong hai năm. Chính phủ sẽ sử dụng thời gian gián đoạn này để nghiên cứu cải cách các quy định về bảo tồn và kiểm soát tình trạng hỗn loạn. Thợ săn ở Albania từ lâu đã không sợ hãi mà bắn bất cứ con vật nào trong tầm mắt - thậm chí trong công viên quốc gia , nơi mà những thợ săn giàu có, phần lớn đến từ Ý, mua chuộc các kiểm lâm làm người hướng dẫn.
Bầu cử, thúc đẩy hành động nhanh chóng
Trong khi nhiều người Albania , bao gồm một số lượng lớn thợ săn, nhận ra rằng tình hình đã thay đổi, chính phủ lại không mấy quan tâm đến việc củng cố luật bảo tồn, hoặc thậm chí trong việc thực thi các quy định được đặt ra. Nhưng trong cuộc bầu cử tháng Sáu vừa qua, đảng mới cầm quyền tỏ ra đồng cảm hơn với công tác bảo tồn.
Spase Shumka, một thành viên của nhóm bảo vệ và bảo tồn môi trường tự nhiên tại Albania cho biết một bài viết của tác giả Jonathan Franzen đã xuất hiện trong vấn đề tháng 7 năm 2013 của National Geographic với tựa đề: Last Song for Migrating Birds (Khúc ca cuối cho loài chim di cư) đã có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc tranh luận về săn bắn.
"Bài viết trên National Geographic được xem như là một tài liệu tham khảo chính, "Shumka nói. "Mọi người phân phát các bài viết trong các Bộ, và nó đã được đón nhận rất tích cực. Các bài viết cũng rất phù hợp với các giai đoạn chuyển tiếp của chính phủ”.
Shumka cho biết ông và những người khác ở Albania “rất lạc quan rằng mọi thứ sẽ thay đổi một cách tích cực bởi vì, lần đầu tiên, chúng ta thực thi pháp luật có hiệu quả”.
Trước đây, chỉ có Bộ Môi trường chịu trách nhiệm về các quy định săn bắn, mà Bộ này có rất ít quyền lực. "Những người đã bị bắt vì săn bắn bất hợp pháp hoặc cắm trại hay chặt cây trong một khu vực được bảo vệ sẽ bị phạt , nhưng chỉ có một trong một trăm người sẽ nộp tiền phạt. Bây giờ pháp luật sẽ được thực thi với sự phối hợp của cảnh sát cấp nhà nước. Đó là cơ quan duy nhất có quyền lực. "Ngoài ra, việc thực hiện lệnh cấm săn bắn đòi hỏi sự hợp tác của Bộ Tài chính. "Điều này có nghĩa là phải có kinh phí bổ sung cho Thanh tra Môi trường,"Shumka cho hay.
Schwaderer cho biết: "Đó thực sự là một quyết định ấn tượng và đột phá của Albania. Tôi có thể tưởng tượng được là một số chủ khách sạn không vui lắm, vì có lẽ họ sẽ có ít du khách , đặc biệt là các thợ săn từ Ý. Nhưng mặt khác, họ có một cơ hội tuyệt vời, khi họ ngăn chặn tội phạm này, họ sẽ có những vi khách tới quan sát chim và cả những du khách khác quan tâm đến du lịch sinh thái."
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.