»

Chủ nhật, 19/01/2025, 15:19:02 PM (GMT+7)

Xem động vật Châu Phi ở Hà Nội

(17:40:41 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Công viên Thiên đường Bảo Sơn ngày 27/3 khai trương khu vườn thú hoang dã ở Hà Nội, với nhiều động vật được nhập từ Châu Phi như sư tử trắng, đà điểu Châu Phi, linh cẩu, báo chita, v.v…

“Cùng với nhiều loài động vật được nhập về từ Châu Phi, như đà điểu Châu Phi, sư tử trắng, báo chita, Công viên Thiên đường Bảo Sơn còn nhập 25 con chim nằm trong sách đỏ và 42 loài bò sát như trăn, rắn, rùa, v.v...”, ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn, cho biết tại buổi khai trương sáng 27/3 ở Công viên Thiên đường Bảo Sơn, thuộc xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

 

Ông Nguyễn Trường Sơn cho biết thêm, khoảng giữa tháng 4/2010, Công viên Thiên đường Bảo Sơn sẽ nhập thêm tê giác trắng và hươu cao cổ.

 

Hôm nay Công viên Thiên đường Bảo Sơn đưa vào sáu hạng mục trong đó có khu vườn thú hoan dã, khu thế giới đại dương, v.v…, trong tổng số 34 hạng mục giải trí khác nhau.

 

Khu thế giới đại dương, rộng trên 10.000m2, được cho là lớn nhất Đông Nam Á, là thế giới kỳ diệu của nhiều loài cá, như cá mập, cá đuối, cá heo, hải cẩu, sư tử biển, v.v…

 

Công viên Thiên đường Bảo Sơn được khởi công xây dựng khu giải trí từ tháng 3/2005 trên diện tích 20 ha với tổng giá trị 100 triệu dollar Mỹ và bắt đầu đi vào thử nghiệm từ năm 2009.

 

Dưới đây là những hình ảnh động vật được Công viên Thiên đường Bảo Sơn mở  cửa đón khách ngày 27/3.

 

 

Sư tử trắng phân bổ chủ yếu ở trong công viên quốc gia tiểu vùng Sahara như Kruger, Kgalagadi Hluhluwe, Kwazulu-Natal và miền nam Châu Á còn rất ít. Sư tử đực nặng 250kg; Con cái nặng 150kg.

 

 

Báo chita dài thân từ 105 đến 152cm, nặng từ 34 đến 64kg, phân bổ ở Nam Châu Phi, Tanzania, Namibia. Loài báo này chạy nhanh nhất thế giới với tốc độ 120km/giờ.

 

 

Đà điểu Châu Phi nặng từ 90 đến 130kg, cao 2,5m, phân bổ ở Senegal, Ethiopia, Tanzania, Nam Phi.

 

 

Linh cẩu đốm có chiều dài từ 120 đến 180 cm, nặng từ 60 đến 80kg, ở vùng tây đông và nam Châu Phi.

 

 

Khỉ đuôi dài con đực nặng từ 5 – 9kg, con cái từ 3 – 6 kg ở các khu rừng nhiệt đới Nam Á và quần đảo Philippines.

 

 

Ếch cây xanh đốm. Con đực có chiều dài 128mm, con cái 134mm. Phân bổ ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Quảng Bình.

 

 

Hổ vàng có trọng lượng từ 150 – 250 kg, sống được khoảng 26 năm phân bổ ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Myanmar.

 

 

Voi Châu Á (Đông và Nam Châu Á) nặng từ 3500 đến 5000kg, trong đó có Việt Nam. Số lượng voi Châu Á nhiều nhất hiện nay là ở Ấn Độ.

 

 

Hổ trắng dài 160 đến 250 cm, nặng từ 150kg đến 250kg, ở Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Bangladesh.

 

 

Kỳ đà hoa có chiều dài 2500mm phân bổ ở Việt Nam, Ấn Độ, nam Trung Quốc, Sri-Lanca, Lào, Campuchia, Malaysia, và bắc Australia

 

 

Rồng đất dài khoảng 240mm phân bổ ở Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, và Campuchia. Thời gian đẻ trứng của rồng đất kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm và đẻ từ 8 đến 10 trứng trong hố đất.

Bafi vaf ảnh: Phạm Mạnh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Xem động vật Châu Phi ở Hà Nội

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI