Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Xây bệnh viện dã chiến cho cụ Rùa
(00:29:35 AM 18/06/2011)
>> Cụ Rùa lại nổi với vết đốm trắng trên đầu
>> Chống sốc, lo thức ăn thế nào
>> Báo cáo đầu việc, triển khai ngay
>> Hôm nay, chốt phương án cứu Cụ Rùa
>> Cách ly chứ không đưa khỏi bờ
>> Bắt rùa tai đỏ bằng nhiều loại bẫy
>> Chốt phương pháp cứu cụ rùa
>> Cụ Rùa lại nổi liên tục: Lành hay dữ?
>> Can thiệp cứu Cụ Rùa sẽ không nhanh
>> Cần cách ly để chữa trị Cụ Rùa
>> Đưa chuyện Cụ Rùa ra quốc tế
Khởi động dọn hồ
Đêm 28-2, khoảng hai chục chiếc bẫy bắt rùa tai đỏ đã được lắp đặt tại Hồ Gươm. Đến sáng 1-3, đã có những con rùa tai đỏ đầu tiên sập bẫy, theo Ban Chỉ đạo Khẩn cấp Bảo vệ Rùa Hoàn Kiếm.
Các bao tải cát được chở ra chất quanh chân Tháp Rùa, tạo đường cho rùa lên phơi nắng (ảnh M.H)
Bắt đầu từ 23h00 đêm 27-2, hàng chục công nhân của Cty TNHH Nhà nước Một thành viên Cấp - Thoát nước đã được huy động để nạo hút bùn Hồ Gươm và dọn dẹp các dị vật dưới lòng hồ.
Một diện tích rộng khoảng 100m2 đã được quây lại. Mỗi khu vực như vậy sẽ được làm sạch trong vòng 10 – 15 ngày. Sau đó sẽ chuyển sang khu vực khác của hồ.
Việc nạo vét được tiến hành từ 23h00 đêm tới khoảng 5h00 sáng hôm sau. Hôm qua, chúng tôi thấy một dãy dài các xe đẩy chất đầy các khối bê tông, đá hộc được moi lên từ lòng hồ đêm hôm trước.
Cách đó không xa, một đường ống cấp nước đang bơm nước sạch lấy từ nhà máy nước Yên Phụ xuống hồ. Đường ống này có lắp thêm một số vòi nước để có thể lấy nước mang đi xét nghiệm. Quá trình cấp nước được tiến hành trong 40-50 ngày. Chỉ sau hai ngày bổ cập, mực nước hồ đã tăng lên vài cm.
Các bao tải cát cũng được tập kết ở ven hồ, rồi chở dần ra xếp quanh quanh chân Tháp Rùa. Ở một góc khác, các công nhân dùng cưa cưa các búi rễ khổng lồ của các cành cây cổ thụ chĩa ra mặt nước.
Thạc sỹ Kim Văn Vạn, Trưởng Bộ môn Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, cho rằng phát bớt một số cành cây che phủ mặt hồ là để hạn chế lá cây rơi rụng xuống hồ, hạn chế lắng đọng và gây ô nhiễm đáy hồ. Phát cành cây còn để tạo mặt thoáng nhằm tăng cường ánh sáng và gió thổi lên bề mặt hồ, tăng cường quá trính hòa tan oxy vào nước hồ
Bệnh viện dã chiến
TS Nguyễn Viết Vĩnh, chuyên gia thủy sản, thành viên nhóm cứu thương cho cụ Rùa cho biết, một bệnh viện dã chiến sẽ được xây dựng ven hồ làm nơi chữa thương cho cụ Rùa.
Theo kế hoạch, bản thiết kế bệnh viện này lẽ ra được hoàn thành vào đêm 27-2 nhưng các thành viên trong nhóm thiết kế lại bận kế hoạch bẫy rùa tai đỏ, nên phải dời sang ngày 28-2. Nếu mọi việc đúng như tiến độ, có thể hoàn thành bệnh viện trong 3 – 4 ngày tới.
Ban đầu, nhóm thiết kế có ý tưởng làm bệnh viện dã chiến dựa trên nguyên lý của bể bơi thông minh. Sau khi dùng xong có thể tháo nước, cuộn lại, cất đi, trả lại nguyên trạng cảnh quan của hồ. Nhưng do cụ Rùa có những móng sắc nhọn, có thể làm rách thành bể bằng nhựa, nên nhóm đã chuyển sang chất liệu nhôm mỏng. Nhôm được mang tới rồi hàn ngay tại chỗ. Sau đó bơm nước hồ đã qua xử lý vào.
Bệnh viện dã chiến hình tròn, bán kính khoảng 5m. Sau khi cụ rùa được chữa thương ở bệnh viện này, sẽ chuyển tới bể thứ hai để dưỡng bệnh trước khi đưa trở lại hồ. Tuy nhiên đến nay chưa có lộ trình thiết kế, lắp đặt bể thứ hai.
Đón cụ, vẫn mịt mờ
Nhưng đưa cụ Rùa lên như thế nào nếu cụ không tự bò lên tháp Rùa? Đưa bằng cách nào? Hầu hết các thành viên trong ban chỉ đạo đều rất kín tiếng khi được hỏi về vấn đề này. Đươc biết, hiện nay vẫn chưa quyết cụ thể sẽ dùng phương án nào để đưa cụ Rùa lên.
“Chữa cho một cá thể đang bị ốm mà cá thể đó lại gắn với vấn đề tâm linh, những người tham gia gặp áp lực rất lớn. Trước mắt, cái gì làm sớm được ngay thì làm, không chờ nhau. Cải tạo nước hồ và đường lên Tháp Rùa hi vọng cải thiện sức khỏe cho cụ Rùa. Dù thế, có vẻ cũng thấy chậm so với yêu cầu của thực tiễn.” – một thành viên tổ chữa thương cho cụ Rùa cho biết.
Liên hệ với một thành viên nữa trong nhóm phụ trách việc đưa rùa lên bờ, vị này cho biết, đã mấy đêm nay không ngủ. Cả ngày chạy lo tìm lưới, tìm người thiết kế, tìm thiết bị mà chưa đâu vào đâu.
Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội đã đưa ra hai giải pháp lọc nước hồ. Dựa trên kết quá xét nghiệm hai mẫu nước được công bố hôm nay, 2-3, sẽ quyết định hướng xử lý tiếp với nước hồ. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.