»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:12:52 AM (GMT+7)

Voọc đen má trắng tìm về rừng xanh

(00:31:40 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Những ngày đầu năm 2011, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên cho biết, vừa qua, tại khu rừng Thần Sa Phượng Hoàng, đoàn cán bộ của Chi cục kết hợp cùng đoàn cán bộ giảng viên đại học Lâm Nghiệp phát hiện ra một đàn voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) khoảng bảy, tám con.

Các dấu tích còn cho thấy khả năng tồn tại của nhiều đàn voọc đen má trắng nhỏ lẻ khác. Đây là loài động vật quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ của cả thế giới và Việt Nam.

 

Phát hiện lại hai loài rắn hiếm ở Hoàng Liên

 

Tháng 1/2011, nhóm nghiên cứu phối hợp giữa Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam với Viện Động vật Xanh-Pê-téc-bua và Trung tâm Thuần dưỡng các loài bò sát và ếch nhái Tu-la (Nga) đã lần thứ hai tìm ra mẫu vật của 2 loài rắn hiếm là rắn khiếm la-kơ-roa (Oligodon lacroixi) và rắn sọc đốm tím (Maculophis bellus chapaensis) ở dãy núi Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.

 

Lần đầu tiên các nhà khoa học người Pháp phát hiện thấy mẫu vật của hai loài rắn này cách nay đã 80 năm. Các chuyên gia cho biết hai loài rắn hiếm này có những đặc điểm đặc trưng và bộ da khá đẹp, thêm vào đó các loài rắn này mới chỉ được phân bố tại một số ít khu vực ở Việt Nam và Trung Quốc.

 

Tràn lan mua bán động vật hoang dã trái phép

 

Ngày 17/1, các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra một xe khách và phát hiện 21,7kg rùa đất Sêpôn (Cyclemys tcheponensis) và 2,8 kg tê tê đang được vận chuyển trái phép từ Lào vào Việt Nam.

 

Hai ngày trước đó, lực lượng công an tỉnh cũng thu giữ được 87 cá thể rùa mỏ vẹt (Platysternon megacephalum) với tổng trọng lượng là 35kg trên một chiếc xe khách tại Khu liên hợp kiểm soát cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Toàn bộ số động vật hoang dã (ĐVHD) nói trên sau đó được chuyển giao về Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh theo quy định của pháp luật.

 

Trước đó, ngày 14/01, Công an Đồng Nai tiến hành kiểm tra sáu hộ dân cư và ba nhà hàng trên địa bàn tỉnh, tịch thu được số lượng lớn động vật rừng sống và thịt động vật rừng các loại. Hiện tất cả ĐVHD còn sống đã được chuyển giao cho vườn quốc gia Cát Tiên để cứu hộ chăm sóc và thả vào rừng.

 

Dân tự nguyện chuyển giao một cá thể chà vá chân nâu

 

Ngày 14/1, Chi cục Kiểm lâm TP Đà Nẵng kết hợp với hạt Kiểm lâm huyện Hòa Vang chuyển giao một cá thể chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus nemaeus) trọng lượng khoảng 10kg về khu Bảo tồn Thiên nhiên trên bán đảo Sơn Trà.

 

Hạt Kiểm lâm huyện Hòa Vang đã liên lạc Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng để thông báo về việc có người dân tự nguyện chuyển giao cá thể chà vá đi lạc vào địa phận huyện. Chà cá chân nâu là loài linh trưởng quý hiếm thuộc nhóm IB, Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

 

Thu lô hàng sản phẩm từ ĐVHD

 

Ngày 14/1, Công an Lạng Sơn, cho biết, thông qua tuần tra trên quốc lộ 1A đã tịch thu được ba cục sừng tê giác, chín cục cao hổ, mật gấu trong túi sách của một người đàn ông. Người chủ khai nhận đã mua gom số hàng trên từ Buôn Ma Thuật để mang bán tại Lạng Sơn. Cơ quan công an đã niêm phong số hàng và gửi mẫu giám định, xử lý vụ việc.

Theo ENV
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Voọc đen má trắng tìm về rừng xanh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI