»

Thứ năm, 21/11/2024, 20:33:32 PM (GMT+7)

“Về nhà” – Giải nhất thi Rùa Hoàn Kiếm

(00:25:54 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Trong lúc Rùa Hoàn Kiếm đang được điều trị ở Tháp Rùa, chiều 6-5 tại hồ Đồng Mô – nơi được các chuyên gia quốc tế tin có cá thể rùa cùng loài Rùa Hoàn Kiếm, một học sinh tiểu học ở thị xã Sơn Tây nhận giải nhất cuộc thi đầu tiên ở Việt Nam vẽ tranh về Rùa Hoàn Kiếm với tác phẩm Về nhà.

 

Bức tranh “Về nhà” đoạt giải nhất cuộc thi bảo vệ Rùa Hoàn Kiếm


Trong bức tranh Về nhà, em Đỗ Minh Quang, học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Kim Sơn, xã Kim Sơn, vẽ cảnh một lão nông thả một con rùa nặng gần 70 kg xuống hồ Đồng Mô, môi trường sinh sống tự nhiên của nó.

 

Năm 2008, cá thể rùa này được trả về tự nhiên trong tiếng reo hò của cư dân bản địa. Cảnh tượng vui mừng đó được cậu bé Quang lúc ấy mới bảy tuổi tái hiện trong bức tranh do em tự nghĩ và thể hiện bố cục.

 

 

“Em tin Hồ Đồng Mô là ngôi nhà tự nhiên của Rùa Hoàn Kiếm”, em Đỗ Minh Quang, giải nhất cuộc thi vẽ về chủ đề bảo vệ Rùa Hoàn Kiếm.

 

 

Mơ Đồng Mô thành nơi sinh sản Rùa Hoàn Kiếm

 

Trong hai tháng, từ 20-1 đến 20-3-2011, ban tổ chức cuộc thi nhận được 3260 bức tranh của học sinh 10 trường tiểu học và trung học sơ sở. Các trường này nằm ở bốn xã xung quanh hồ Đồng Mô gồm xã Kim Sơn, Cổ Đông, Sơn Đông (thị xã Sơn Tây), và xã Yên Bài (huyện Ba Vì). Cuộc thi diễn ra trong khoảng thời gian dư luận cả nước quan tâm đặc biệt đến sức khỏe Rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Gươm.

 

Đáng chú ý, có tác giả nhí thể hiện trong tác phẩm mong muốn xây dựng hồ Đồng Mô thành khu bảo tồn, có thể chăm sóc, bảo vệ một trong những loài rùa khổng lồ nằm trong Danh lục Đỏ có nguy cơ tuyệt chúng nhất thế giới do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xây dựng. Em mong muốn Đồng Mô trở thành nơi sống an toàn và sinh sản cho loài rùa quý này. Có em thể hiện mức độ nguy cấp của loài rùa thông qua hình bốn cá thể rùa Rafetus swinhoei cô đơn còn lại cuối cùng trên thế giới.

 

Có ý tưởng ngộ nghĩnh với bức vẽ cá em chơi đùa cùng rùa, vui vẻ bơi lội trong hồ nước trong lành cùng rùa và các loài thủy sinh khác, mơ về một cuộc sống chan hòa giữa người với thủy sinh, không còn cành lo sợ bị bắt, làm thịt. Có bức còn họa cảnh Rùa Hoàn Kiếm đẻ trứng và quây quàn bên con non mới ra đời, biểu hiện cho sự phục hồi quần thể, mong muốn không chỉ của thiếu nhi vùng Đồng Mô.

 

 

“Lần gần đây nhất tôi thấy rùa nổi là ngày 9-3-2011”, ông Nguyễn Văn Trọng chỉ ra vị trí Rùa Hoàn Kiếm nổi trên hồ Đồng Mô

 

Năm 2008, Rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô được xác nhận là giống đực. Rùa Hoàn Kiếm đang điều trị ở Hồ Gươm hiện nay bước đầu được nhận định là cá thể cái. Một số nhà khoa học đề nghị nên nghĩ đến phương án thử cho hai cá thể này tiếp xúc với nhau và môi trường lý tưởng nhất không đâu khác ngoài hồ Đồng Mô.

 

GS.TSKH Mai Đình Yên, Phó Chủ tịch Hội Sinh thái học Việt Nam, nhận định: “Tôi không tin hồ Gươm là môi trường thích hợp để rùa có thể sinh sản một cách tự nhiên”.

 

Nếu phương án này được thực hiện, tính khả thi có thể không thua kém so với phương án mà các chuyên gia của Chương trình Rùa Châu Á (ATP) từng đề xuất cho đến gần đây – cho phối giống cá thể rùa đực Đồng Mô với rùa cái cùng loài ở Trung Quốc.

 

Hai cá thể đực-cái cùng loài ở Trung Quốc từng đẻ hàng trăm trứng nhưng không quả trứng nào đậu thành con. Các nhà khoa học đoán có thể do chúng sống trong môi trường phi tự nhiên nên mất khả năng sinh sản.

 

Từng có hàng chục Rùa Hoàn Kiếm bị thịt ở Đồng Mô

 

Tim Mc Cormack, Điều phối viên ATP, một trong hai đơn vị tổ chức cuộc thi lần đầu tiên trên thế giới về Rùa Hoàn Kiếm, cho hay cá thể rùa Đồng Mô vẫn được các nhà khoa học quốc tế xác định có danh pháp khoa học Rafetus swinhoei. Danh pháp này trùng với danh pháp khoa học của Rùa Hoàn Kiếm đang được điều trị ở Hồ Gươm.

 

Trao đổi với PV tại Đồng Mô, Tim cho rằng kết quả nghiên cứu mới nhất của nhóm nhà khoa học ở Viện Công nghệ Sinh học thuộc Viện Khoa học&Công nghệ Việt Nam do TS Lê Trần Bình chủ trì vẫn không làm thay đổi quan điểm của các chuyên gia quốc tế.

 

“Trước đây, nhóm nhà khoa học này cũng tiến hành một nghiên cứu và đưa ra nhận định tương tự nhưng chưa được quốc tế công nhận”, Tim nói. “Tôi hy vọng kết quả nghiên cứu mới nhất sẽ sớm được gửi lên ngân hàng gene quốc tế. Nếu được công nhận là loài mới thì đấy không chỉ là niềm vui chung, thế giới có thêm một loài mới”.

 

Ông Nguyễn Văn Trọng, cư dân bản địa Đồng Mô và là người từng sống bằng nghề đánh cá trên hồ Đồng Mô, nhận định, tại hồ hiện còn khoảng ba cá thể Rùa Hoàn Kiếm. “Nhiều dân làng ở đây cũng nghĩ như tôi”, ông Trọng nói tại lễ trao giải cuộc thi tổ chức ở Trưởng Tiều học Kim Sơn, cách hồ Đồng Mô chỉ vài trăm mét đường chim bay.

 

Ông là cư dân bản địa có vinh dự được mời hợp tác với ATP để truy tìm các cá thể rùa Hoàn Kiếm khác ngoài cá thể bị bắt ròi thả cách đây ba năm.

 

“Con rùa bắt năm 2008 nặng chừng 70 kg. Hai con còn lại, một con nặng khoảng 40 kg và một con chừng một tạ”, ông Trọng, ngụ ở thôn Hải Sơn, xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, ước đoán.

 

Ông Trọng còn kể thời kỳ cao trào săn bắt rùa khổng lồ trên hồ Đồng Mô hồi đầu thập niên 90 của thế kỷ trước mà ông là một trong những nhân chứng sống. Chỉ trong hai năm 1991-1992, dân quanh hồ bắt không dưới 40 con và hầu như tất cả đều xuất sang Trung Quốc. Cách bắt hồi đó không phải bằng lưới vì không lưới nào chịu nổi các cú phi thân của rùa băng hai vũ khí chính là móng vuốt và răng.

 

Điều ngạc nhiên là người ta bắt những con bò sát không lồ ấy toàn bằng lưỡi câu. Các chùm lưỡi cậu, không lưỡi nào có mồi, mỗi lưỡi cách nhau 20-30 cm, được thả xuống, quét dọc ngang lòng hồ. Khi rùa mắc phải một lưỡi câu, các lưỡi khác lập tức cuốn chặt vào thân thể rùa cho đến khi chúng không cựa được nữa. Toàn thân chúng nhuộm đỏ máu tươi bởi thịt da bị xé toác bởi các lưỡi ngạnh sắc nhọn, bập sâu hoắm vào thân thể.

 

 


Tò mò với chuyện Rùa Hoàn Kiếm, một nhà làm phim người Đức,  Wolfgang Rebernik, cũng đến Đông Mô và trực tiếp phỏng vấn học sinh bản địa. Em Chu Thị Huyền, tám tuổi, học sinh lớp 3, Trường Tiểu học Kim Sơn, thổ lộ với nhà làm phim: “Cháu muốn nhìn thấy rùa trên hồ Đông Mô nhưng mãi không thấy nổi. Chắc nó sợ nổi lên là bị người bắt rồi làm thịt”

 

Theo Quốc Dũng/Tiền Phong
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Về nhà” – Giải nhất thi Rùa Hoàn Kiếm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI