Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
VN đề xuất hương ước bảo vệ rừng
(00:31:30 AM 18/06/2011)
>> 45 triệu USD cho đa dạng sinh học Mekong
Ông Sanath Ranawana: GMS là một trong những khu vực đa dạng sinh học lớn nhất trên hành tinh. Vào giữa năm 1997 và 2008, có 1,231 loài mới được phát hiện trong khu vực GMS
Theo ông Lê Văn Hưng, Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học, Bộ Tài nguyên&Môi trường, một trong những thành công của Việt Nam là hương ước của làng, xã bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện ở tỉnh Quảng Nam, miền nam trung bộ.
“Trong hợp phần này của giai đoạn 2, dự án CEP-BCI, chúng tôi muốn các chuyên gia đưa hương ước của làng xã vào trong quản lý.” - ông Hưng đề xuất.
Chương trình CEP-BCI dự kiến trải qua ba giai đoạn gồm giai đoạn 1 (2006 - 2011), giai đoạn 2 (2012 - 2016), và giai đoạn 3 (2017 - 2022).
Cần có chiến lược tạo thu nhập cho dân
Ông James Peters, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), nói chúng ta cần có chiến lược để tạo thu nhập cho dân, như chọn cây nhất định để phát triển trong vùng. Trong kế hoạch phát triển, chúng ta phải dựa vào báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Chia sẻ thêm về vấn đề thu nhập cho dân, TS Vũ Văn Triệu, cố vấn cao cấp, thành viên ban cố vấn Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững, nói: "Chúng ta cần đảm bảo sinh kế bền vững cho dân từ việc nuôi, trồng các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ để họ tích cực hợp tác với các cấp chính quyền trong việc bảo vệ và phát triển rừng.”
Theo ông James Peters, các ngành nông nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, du lịch cần phải tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu vì nếu nước biển dâng, nhiều diện tích của Việt Nam sẽ bị ngập.
“Chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu cần được điều chỉnh để ứng phó với nước biển dâng ở Việt Nam.” – ông James Peters chia sẻ.
Đại diện ADB cho biết: “Chúng tôi mong muốn mở rộng các hoạt động hiện có và chia sẻ với các quốc gia trong khu vực để củng cố thể chế xuống các tỉnh, thành phố, thiết lập công cụ bảo vệ môi trường.”
CEP-BCI là chương trình khu vực Tiểu vùng Mekông Mở rộng (GMS gồm Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, và Myanmar) chú trọng đến môi trường trong hành lang an toàn giao thông của khu vực, trong đó có Việt Nam.
Nhiều đại biểu cho rằng, việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường giúp dân có thể được hưởng lợi trực tiếp từ dịch vụ họ mang lại. Nói cách khác, những người cung cấp dịch vụ môi trường cần phải được chi trả hoặc bồi hoàn cho những gì họ làm để duy trì chức năng của hệ sinh thái, và những người sử dụng dịch vụ môi trường nên chi trả cho những dịch vụ này.
Thực tế cho thấy, “Việc thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng mà Chính phủ Việt Nam thí điểm ở hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La trong hai năm qua đã mang lại nhiều hiệu quả.” - ông Hưng cho biết thêm.
Ông James Peters bổ sung: “Chúng tôi đề xuất có cơ chế để bảo tồn đa dạng sinh học xuyên quốc gia, lồng ghép các chiến lược, chi trả dịch vụ sinh thái vào phát triển kinh tế của các quốc gia.”
TS Phạm Anh Cường, Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học, Bộ Tài nguyên&Môi trường, phát biểu: “Việc phát triển dịch dụ sinh thái, bồi hoàn đa dạng sinh học là vấn đề chúng tôi rất quan tâm trong thời gian sắp tới ở Việt Nam.”
Dân nghèo sống chết bám rừng
Tại các khu vực của GMS, mức độ đói nghèo có mối liên hệ trực tiếp tới suy thoái tài nguyên, do đây là nguồn sống chủ yếu. Vì vậy, quản lý môi trường bền vững là một khía cạnh quan trọng trong các chiến lược giảm nghèo của GMS.
Do tài nguyên là nguồn thu trực tiếp của người nghèo, quản lý tài nguyên bền vững là một trong những trụ cột phát triển kinh tế xã hội và chiến lược giảm nghèo của các nước GMS.
Biến đổi khí hậu dường như cũng có tác động tới các dịch vụ sinh thái bên cạnh sự phát triển của các khu vực sản xuất. Thời tiết biến đổi bất thường, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và chuyển đổi vùng sinh thái nông nghiệp làm tăng tính dễ bị tổn thương của các dịch vụ hệ sinh thái và khuếch đại ảnh hưởng đối với các cộng đồng người nghèo bị phụ thuộc.
Các quốc gia đang lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực mà biến đổi khí hậu có thể gây ra đối với an ninh năng lượng và an ninh lương thực.
Ông Sanath Ranawana, cán bộ dự án GMS CEP-BCI, Ngân hàng Phát triển Châu Á, nói CEP-BCI mong mốn hỗ trợ GMS giàu về sinh thái và không bị đói nghèo nữa. GMS là khu vực rất tốt cũng như môi trường sống của hổ Đông Dương nên thu hút sự tài trợ của quốc tế.
Đại diện ADB đánh giá cao ý kiến đóng góp của các chuyên gia Việt Nam vào khung chương trình trong nỗ lực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, vì sự phát triển của khu vực GMS.
Sáng kiến Đa dạng Sinh học&Rừng Tiểu vùng Sông Mêkông Mở rộng (GMSFBI) sẽ hỗ trợ việc phát triển hơn nữa và lựa chọn một phương pháp tiếp cận lồng ghép dựa vào cảnh quan, giới thiệu một loạt các biện pháp cải thiện quản lý tài nguyên thiên nhiên thông qua một bộ các tiểu dự án, hợp tác trong khuôn khổ Chương trình Môi trường Trọng điểm GMS với sự hỗ trợ từ các cơ quan kỹ thuật khu vực bao gồm cả Trung tâm Điều hành Môi trường (EOC).
ADB sẽ dẫn đầu các nỗ lực huy động nguồn lực và sẽ cam kết tiếp tục hỗ trợ CEP-BCI cùng với Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) như là một đối tác chủ yếu.
Đề cương Chương trình Khu vực do GEF hỗ trợ được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Môi trường Trọng điểm&Sáng kiến Hàng lang Đa dạng Sinh học Tiểu vùng Sông Mêkông Mở rộng (GMS-CEP/BCI) nhằm tăng cường năng lực quốc gia và hợp tác khu vực để bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường khả năng phục hồi đối với biến đổi khí hậu, tăng cường bể hấp thụ carbon, cải thiện sinh kế và an ninh lương thực tại các khu bảo tồn quốc gia và toàn cầu, bảo tồn cảnh quan trong khu vực GMS.
GMS là một trong những khu vực đa dạng sinh học lớn nhất trên hành tinh. Vào giữa năm 1997 và 2008, có 1,231 loài mới được phát hiện trong khu vực GMS, trong đó có 308 loài mới gây ấn tượng mạnh được phát hiện riêng trong năm 2008 – 2009. Khu vực này là nơi cư trú nhiều loài bị đe dọa gồm hổ Đông Dương, voi Châu Á, cá heo Irrawaddy, cá sấu Thái Lan, và cá trê khổng lồ Mêkông. Trong các thế kỷ qua, 95% số lượng hổ trên thế giới đã biến mất do bị co hẹp môi trường sống, mở rộng dân số con người và tăng nhu cầu sử dụng thuốc truyền thống và ăn thịt động vật hoang dã. Hiện nay khu vực GMS chiếm hữu môi trường sống của hổ rộng lớn nhất trên thế giới. Rừng trong khu vực GMS cũng là bể hấp thụ carbon toàn cầu.
|
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.