Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Từ chuyện phát hiện ếch ma cà rồng
(00:32:08 AM 18/06/2011)
- Thưa, đã bao giờ ông thấy con ếch mà nữ khoa học gia Jodi Rowley thuộc Bảo tàng Úc vừa tìm thấy ở nước ta chưa ạ?
Tôi chưa bao giờ trông tháy con ếch như thế mặc dù từng tới vùng này nhiều lần. Loài này sống ở vũng nước nhỏ, trong hốc cây, rất khó phát hiện.
Con ếch bay ma cà rồng tìm thấy ở Nam Việt Nam. Ảnh: Jodi Rowley/ABC
- Ông đánh giá thế nào về việc không phải người trong nước phát hiện được?
Ta nên quan niệm theo cách sinh học. Động thực vật không có khái niệm biên giới, lãnh thổ, quốc gia, mà là tài nguyên chung của nhân loại. 20 năm qua, khi nước ta mở cửa, hợp tác khoa học với nước ngoài gia tăng thì phát hiện của khoa học gia Úc trên lãnh thổ Việt Nam là bình thường, cũng như nhà khoa học Việt Nam có phát hiện gần tương tự tại Lào.
- Rừng của ta bị tàn phá kinh khủng mà vẫn phát hiện được một loài kỳ dị?
Với sinh vật này, khả năng di chuyển, phát tán không xa. Chúng không yêu cầu các khu rừng quá rộng lớn để tồn tại như hổ, voi chẳng hạn. Chỉ cần chỗ nào còn rừng tự nhiên là chúng còn có cơ hội sống sót.
Ông Vũ Ngọc Thành và một đồng nghiệp người Đức trong một chuyến khảo sát lưỡng cư- bò sát ban đêm ở một khúc suối ở VQG Phong Nha-Kẻ Bàng. Ảnh: Thomas Ziegler.
- Theo ông, ý nghĩa của việc phát hiện loài mới này là gì?
Chứng tỏ Việt Nam vẫn là một trong những nước rất giàu về đa dạng sinh học. Chúng tôi thường nói đùa, không có vấn đề gì để nghiên cứu ở rừng miền Bắc nữa vì hết rừng rồi, hoặc chỉ còn rừng nhưng là rừng “cán cuốc”, nghĩa là chỉ còn những cây to như cái cán cuốc. Ấy thế mà miền Bắc nước ta mấy năm nay vẫn phát hiện khá nhiều loài mới. 20 năm qua, tại Mỹ, không phát hiện được loài mới nào.
- Cũng có thể hiểu vì lực lượng nghiên cứu của Mỹ quá mạnh khiến họ thống kê gần như hết chăng? Chả nhẽ ta chẳng có gì để ngẫm nghĩ?
Phần nào đó cũng phải thừa nhận ta còn yếu về tìm hiểu da dạng sinh học của chính chúng ta.
- Hầu hết phát hiện các loài mới ở Việt Nam, nghe nói, đều có sự hợp tác với nước ngoài?
Năm 2008 tôi cùng các đồng nghiệp trong nước và CHLB Đức tìm ra một loài ếch cây sống ở những vũng nước nhỏ trong hốc cây như vậy và đặt tên là Ếch Cây Quyết. Quyết là tên một học trò cũ của tôi, có nhiều đóng góp cho việc bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Tôi có thể trao đổi nhiều hơn nhưng có nhiều vấn đề khó nói lắm. Thực tình, chúng ta cũng có những yếu kém về quản lý, điều hành, kinh phí, và nhất là về nhiệt huyết khoa học.
- Khi phát hiện được một loài mới cho khoa học thì khoa học gia Việt Nam được gì?
Gần như chẳng được cái gì cả dù quá trình nghiên cứu, phát hiện, công bố, đòi hỏi thời gian, kinh phí, thậm chí, cả đổ máu. Có loài chúng tôi nghiên cứu 10 năm mới ra kết quả và công bố được. Từ năm 2008, mỗi bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế được hỗ trợ một triệu đồng, không đủ để làm thủ tục xin phép tạp chí cho đăng.
- Xin hỏi lại, chả nhẽ người ngoài vào tìm thấy của quý trong nhà ta mà không thấy buồn?
Câu hỏi này khó quá. Tự ti thì nói tài nguyên của mình mà mình không biết, người khác tìm ra mới biết. Nhưng nếu quan niệm như tôi nói ở trên thì có thể hiểu được.
- Việt Nam cũng có nhiều chương trình điều tra, thống kê đa dạng sinh học của các khu bảo tồn và vườn quốc gia. Có nghĩa là ta làm cũng được nhiều đấy chứ?
Không hẳn vậy. Các chương trình ấy đúng là có nhiều, nhất là khi chuẩn bị thành lập khu bảo tồn hay một vườn quốc gia nào đó. Tuy nhiên, kết quả chỉ là thống kê các loài đã có hoặc cho rằng có thể có tại các vùng phân bố mà thôi.
Việc này thường tiến hành rất bài bản nhưng thường theo kiểu hành chính. Để tìm ra loài mới, cần có chuyên gia xịn, chuyên gia thực sự chuyên sâu. Ví dụ chuyên gia quốc tế chỉ chuyên về một nhóm loài nào đó thôi nên họ có thể nhớ hết các loài đã biêt. Loài nào mới, nhìn cái là họ biết ngay đến 80%.
Như chị Jodi Rowley phát hiện ra con ếch bay ma cà rồng chẳng hạn, chị là một nhà lưỡng cư- bò sát song lại chuyên về ếch Đông Nam Á. Phần lớn chuyên gia Việt Nam ôm đồm, cái gì cũng biết nhưng chả biết sâu cái gì. Phát hiện ra loài mới, vì thế, hạn chế.
- Hà Nội và Việt Nam hiện có rất nhiều bảo tàng sinh vật?
Thế mà các bảo tàng sinh vật mới chỉ hoạt động theo kiểu thu thập các mẫu vật để làm bộ sưu tập trưng bày và một phần nào đó cho nghiên cứu, so sánh. Có rất ít hoạt động như điều tra, khảo sát, do kinh phí nhà nước cấp quá eo hẹp. Một số bảo tàng sinh vật có sự hợp tác với các chuyên gia nước ngoài để điều tra và đạt một vài kết quả nhất định.
Ví dụ như Bảo tàng Sinh vật của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Bảo tàng Thiên nhiên của Viện Khoa học&Công nghệ Việt Nam. Tuy nhiên, kinh phí của các hoạt động này đều do ngước ngoài cung cấp. Chuyên gia của các bảo tàng sinh vật hiện nay cũng rất yếu. Điều này khác hẳn với bảo tàng sinh vật các nước. Chuyên gia của các bảo tàng ấy thường thuộc hàng đầu thế giới.
- Cám ơn ông
Phát hiện ếch bay ma cà rồng ở Việt Nam Tiến sỹ Jodi Rowley, Úc, vừa phát hiện một loài ếch kỳ lạ ở miền nam Việt Nam, báo điện tử ABC News cho biết hôm 6/1. Con ếch bay ma rà rồng này dung bàn chân có màng để lướt qua các ngọn cây. Nhưng nó có cái biệt danh kia là bởi, ở thời kỳ nòng nọc (giai đoạn đầu của ếch khi chui ra từ trứng), chúng có những chiếc răng nanh màu đen lạ lùng. Nhà khoa học công tác ở Bảo tàng Úc, người phát hiện ra con ếch, nói đây là lần đầu tiên những chiếc răng nanh được tìm thấy ở nòng nọc và chưa lý giải được nguyên nhân của hiện tượng. “Chúng sống trên các vũng nước rất nhỏ đọng lại trên lỗ các thân cây và vì thế chúng có thể ăn thứ gì đó đặc biệt ở môi trường sống đó”, TS Jodi Rowley đoán. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
(Tin Môi Trường) - Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận ‘Cây di sản’ cho 24 cây trong vườn, nâng tổng số cây được công nhận là di sản tại Côn Đảo lên con số 105.