»

Chủ nhật, 19/01/2025, 03:37:28 AM (GMT+7)

Trung tâm cứu hộ gấu được trao giải thưởng quốc tế

(00:33:20 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Ngày 7/12/2010, giải thưởng Carole Noon Award năm 2010 dành cho Khu Bảo tồn Xuất sắc của Global Federation of Animals Sanctuaries (GFAS) (Hiệp hội Toàn cầu các khu Bảo tồn Động vật) đã được trao cho Tổ chức Động vật châu Á với hai Trung tâm Cứu hộ Gấu tại Việt Nam và Trung Quốc.

 

 gau[-]nuoi

Gấu nuôi ở Trung tâm cứu hộ

 

Giải thưởng được trao tặng tới bà Jill Robinson MBE, Sáng lập viên kiêm Tổng giám đốc của Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia Foundation), trong một buổi lễ được tổ chức tại Trung tâm Cứu hộ gấu Trung Quốc  tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.

 

Hiện có khoảng 15.000 cá thể gấu tại châu Á đang bị nuôi nhốt lấy mật để sử dụng trong y học cổ truyền cho dù có tới 54 lựa chọn thay thế với giả rẻ, lấy từ thảo mộc và các chất tổng hợp. Tại Trung Quốc, các cá thể gấu này có thể phải sống trong những chiếc lồng chật hẹp tới hơn 30 năm và thường xuyên bị hút mật thông qua ống tiêm hoặc các lỗ hổng được khoan vĩnh viễn trong bụng gấu.

 

Thông qua các thỏa thuận hợp tác với Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam, Tổ chức Động Vật Châu Á đặt mục tiêu chấm dứt những hành vi tàn ác của việc nuôi gấu lấy mật và buôn bán mật gấu, đồng thời cứu hộ gấu từ các trại gấu về các khu bảo tồn để các cá thể này được sống trong bình yên và an toàn.

 

Những cá thể gấu đã từng phải trải qua cuộc sống trong trại gấu đều là những động vật thông minh cần được trông nom, chăm sóc thường xuyên cho đến hết vòng đời 30 năm của chúng. Sau nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ sống trong lồng và bị trích hút mật, các cá thể này bị tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần. Các ca phẫu thuật “sinh tử” thực hiện trên những cá thể gấu mới được cứu hộ nhằm điều trị hàng loạt các vết thương, thường bao gồm việc cắt bỏ các túi mật bị tổn thương quá nặng.

 

Các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng được phân bố rải rác trong khu vực nuôi gấu nhằm kích thích bản năng tìm kiếm tự nhiên và tránh việc một số cá thể chiếm ưu thế hơn so các cá thể khác. Sự thay đổi luân phiên các đồ giàm giàu, thức ăn, đồ chơi và rất nhiều các “đồ đạc” trong khu nuôi gấu như bục gỗ, khung leo trèo, xích đu, võng và bể bơi giúp gấu quên đi những đau đớn trong trại gấu và có thêm sức mạnh để tiếp tục cuộc sống.

 

 

Tổ chức Động Vật Châu Á (Animals Asia Foundation) hoạt động nhằm chấm dứt việc nuôi gấu lấy mật thông qua các chương trình giáo dục cộng đồng; các chiến dịch quốc tế; việc hợp tác với giới Y học truyền thống Trung Quốc, các cấp chính quyền, người dân và các nhà khoa học; và sự thiết lập các trung tâm bảo tồn gấu tại Tứ Xuyên, Trung Quốc (2000) và Tam Đảo, Việt Nam (2007) nhằm cứu hộ gấu từ các trạng trại nuôi gấu lấy mật. Cho đến nay, Tổ chức Động Vật Châu Á đã cứu hộ 350 cá thể gấu và con số này được trông đợi sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai.

V.N
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trung tâm cứu hộ gấu được trao giải thưởng quốc tế

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI