»

Chủ nhật, 19/01/2025, 17:37:43 PM (GMT+7)

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với việc bảo vệ động thực vật hoang dã

(17:42:16 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Tại thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong hai ngày 10 – 11/12/2009, gần 100 giám đốc điều hành, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và công ty đa quốc gia đã tham dự hội thảo về bảo vệ động thực vật hoang dã của Việt Nam.

dong[-]vat[-]hoang[-]da

 

 

Tập huấn truyền thông về buôn bán động vật hoang dã  ở Việt Nam tổ chức tháng 11/2009


Hội thảo này là kết quả của sự hợp tác đầu tiên giữa Phòng Thương mại&Công nghiệp Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, và mạng lưới giám sát buôn bán động thực vật hoang dã quốc tế TRAFFIC.


Trong hai ngày diễn ra hội thảo, đại diện của các doanh nghiệp tham gia hội thảo sẽ được nghe về sự cần thiết của việc bảo vệ động thực vật hoang dã và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; những hỗ trợ mà doanh nghiệp có thể làm dựa trên những điển hình của một số tổ chức phi chính phủ và công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển bền vững và bảo tồn động thực vật hoang dã, như Phòng Thương mại Châu Âu, Holcim Việt Nam, Công ty Intrepid Đông Dương, Công ty Nội thất Trường Thanh và Công ty TNHH Chăn nuôi và Kinh doanh Cá sấu Tồn Phát.


Cùng tham gia cuộc hội thảo có các cán bộ đang làm việc trong các cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng, các chuyên gia hàng đầu của tổ chức thương mại, tổ chức quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn động, thực vật hoang dã, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên để cùng với các nhà doanh nghiệp bàn về các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp có đóng góp cho việc bảo vệ môi trường.


Báo cáo dẫn đề của hội thảo nhận định “Hơn bao giờ hết, chúng ta đang đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng về đa dạng sinh học, một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng trong cuộc sống cũng như trong nền kinh tế của nước ta. Các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh và các doanh nhân đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc thực thi các chính sách về môi trường, trong đó có các chính sách về buôn bán động thực vật hoang dã.”


Trong cuộc khảo sát của TRAFFIC tiến hành năm 2005, doanh nhân và quan chức nhà nước là hai nhóm tiêu thụ sản phẩm từ động thực vật hoang dã nhiều nhất tại Hà Nội và đã trở thành đối tượng trọng điểm của một chiến dịch nhằm thay đổi thái độ và hành vi liên quan đến việc tiêu thụ động thực vật hoang dã, do Đại Sứ quán Hoàng gia Đan Mạch tài trợ.  Một hội thảo khác cũng đã được tổ chức vào tháng 8 năm 2009 để nâng cao nhận thức của các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước về vấn đề này.


“Với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng hướng tới phát triển bền vững, thương mại sẽ ngày càng gắn liền với việc bảo vệ các loài hoang dã, đặc biệt là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.  Các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ có cơ hội tạo vị thế cạnh tranh trong xu hướng đó mà thực chất sự phát triển bền vững của quốc gia trong việc bảo vệ các loài động vật và thực vật hoang dã về lâu dài cũng sẽ đem lại sự phát triển bền vững cho chính các doanh nghiệp ” Tiến sỹ Đoàn Duy Khương phó Chủ tịch Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam nói.


Việc buôn bán động thực vật hoang dã làm thực phẩm, dược phẩm và các hàng xa xỉ phẩm đã làm suy giảm nghiêm trọng nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã ở Việt Nam và toàn bộ khu vực Đông Nam Á.  Kết quả là sự sinh tồn của rất nhiều loài sinh vật quý hiếm chỉ có thể được tìm thấy trong khu vực đang bị đe dọa nghiêm trọng.


Một trong số những loài đó là tê giác Java, một trong số những loài tê giác được đặc biệt nhấn mạnh trong báo cáo chung của TRAFFIC, WWF và IUCN (Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên) về tình trạng buôn lậu quốc tế sừng các loài tê giác gia tăng đáng báo động từ Châu Phi sang Châu Á, trong đó Việt Nam được coi là một điểm đến đáng chú ý trong đường dây buôn lậu này.  Ở Việt Nam, hiện chỉ còn nhiều nhất là 5 con tê giác sinh sống trong tự nhiên.


Hội thảo này là sự tiếp nối những hoạt động thiết thực nhằm tới việc kêu gọi cộng đồng các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam chung tay cùng xã hội tham gia việc bảo vệ động thực vật hoang dã một cách bền vững.


Ông Thomas Osborn, điều phối viên của tổ chức TRAFFIC Chương trình Tiểu vùng sông Mê-kông mở nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện “Buôn bán động thực vật hoang dã không bền vững là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với đa dạng sinh học của Việt Nam và khu vực.  Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy doanh nhân là một trong hai nhóm tiêu thụ nhiều nhất các sản phẩm động vật hoang dã ở Hà Nội, vì vậy nâng cao nhận thức cho họ về vấn đề này và xây dựng các chiến lược nhằm giảm việc tiêu thụ là một sáng kiến quan trong trong bảo tồn nguồn tài nguyên hoang dã quý giá của khu vực.”


Có 10 bài tham luận tham gia hội thảo.  Nội dung các tham luận, bên cạnh việc làm rõ, sâu sắc, ý nghĩa của công tác bảo vệ ĐTVHD, còn tập trung vào việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của toàn xã hội (trong đó nhấn mạnh dối tượng các doanh nhân) về tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội của việc buôn bán bất hợp pháp và không bền vững  động thực vật hoang dã (ĐTVHD).  Theo đó, làm thay đổi thái độ ứng xử và hành vi sử dụng các sản phẩm ĐTVHD bị khai thác bất hợp pháp và không bền vững ở các doanh nhân.


Hội thảo tập trung thảo luận về các giải pháp bảo vệ ĐTVHD, trong đó đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp và doanh nhân, đồng thời kiến nghị với Đảng, Nhà nước tiếp tục ban hành các chính sách nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý trong bảo tồn ĐTVHD.  Từ kết quả của Hội thảo, thông qua báo chí để vận động, thuyết phục giới doanh nhân cùng thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn việc buôn bán và sử dụng bất hợp pháp ĐTVHD cũng như phát huy vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân trong việc hỗ trợ các hoạt động bảo tồn nguồn tài nguyên ĐTVHD của Việt Nam.

Phương Khanh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với việc bảo vệ động thực vật hoang dã

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI