»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:12:42 PM (GMT+7)

Tìm đường đưa rùa trở về Hồ Hoàn Kiếm

(00:26:59 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Việc đưa cụ Rùa trở lại hồ Gươm như thế nào sau khi điều trị xong không phải là việc dễ dàng khi hồ không còn hoặc còn rất ít cá, trong khi việc nuôi dưỡng dài ngày là nguy cơ khiến rùa bị thuần hóa, các chuyên gia đang chữa trị cho cụ Rùa cho biết. Một lộ trình đưa rùa về tự nhiên đang được bàn thảo.

Đưa cá về hồ

 

 

Sáng 13/4, bên cạnh việc tiếp tục chăm sóc vết thương cho cụ Rùa, các thành viên tổ chữa thương đã ngồi lại bàn bạc biện pháp đưa cụ trở lại hồ Gươm. Khó khăn nằm ở chỗ, cá ở hồ gần như không còn.

 

 

Rùa Hoàn Kiếm sẽ thiếu thức ăn khi được trở lại hồ? Ảnh: Vũ Long.

 

Ngày bủa lưới đưa cụ lên bờ, không có bóng dáng một con cá nào mắc lưới. “Có ý kiến cho rằng do mắt lưới to nên cá lọt ra ngoài. Nhưng cũng lưới với kích cỡ mắt như vậy, khi diễn tập ở hồ Đồng Mô, chúng tôi bắt được từ cá vài chục cân đến cá bé bằng mấy ngón tay…” – TS Nguyễn Viết Vĩnh – chuyên gia thủy sản - nói.

 

Theo các nhà khoa học, hồ Gươm gần như không còn cá dù việc cấm đánh bắt được thực hiện nhiều năm nay.

 

“Phải thả cá lại hồ. Nhưng thả loại nào, phải bàn” – TS Vĩnh nói.

 

Có mặt trong buổi chữa trị cho rùa sáng 13/4, TS Bùi Quang Tề (Viện nuôi trồng Thủy sản) và nhiều thành viên tổ chữa thương đều nhất trí cần có một hội thảo.

 

Nguy cơ thuần hóa

 

Nắng đẹp và ấm sáng 13/4, trong bóng râm của bể điều dưỡng, cụ không tỏ ra sợ sệt khi có người tới gần. Tất cả các hoạt động chữa trị diễn ra êm thấm vì cụ rùa tỏ ra khá hiền lành.

 

Theo TS Nguyễn Văn Vĩnh - thành viên tổ chữa thương, nói: “Nếu cứ để cụ ở trong bể một thời gian nữa, cụ sẽ quen với điều kiện nuôi nhốt, dạn với người, quen được cho ăn, kẻ xấu có thể dễ dàng tiếp cận khi cụ nổi lên gần bờ”. – TS Vĩnh nhận định.

 

Trong khi đó, ngay cả khi đã lành bệnh, cụ Rùa không thể ngày một ngày hai trở lại hồ khi việc cải tạo hồ chưa xong.

 

Theo các thành viên ban quản lý hồ Gươm, việc cải tạo hồ, vớt các dị vật và hút bùn lòng hồ sẽ phải kéo dài 2 – 3 tháng nữa, dù việc hút bùn lòng hồ dự kiến sẽ áp dụng lại công nghệ của Đức từng thử nghiệm năm 2009.

 

Nếu đợi cải tạo xong hồ mới đưa cụ Rùa xuống thì nguy cơ cụ Rùa bị thuần hóa, quen với nuôi nhốt, là rất cao, tổ chữa thương nhận định. Đó là chưa kể, việc sống trong bể điều dưỡng sạch sẽ, nhưng thiếu các vi chất tự nhiên trong bùn, có thể làm cụ rùa phát sinh bệnh mới hoặc bị sốc khi trở lại tự nhiên.

 

Một trở ngại nữa là, bể điều dưỡng bằng thép sẽ rất nóng vào buổi chiều. Nhóm chữa thương đang đề xuất làm thêm mái che tại khu điều dưỡng, nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tình thế.

 

 

Chiều 14/3, nhóm điều trị trình các đề xuất lên UBND TP Hà Nội để xin ý kiến, tiến tới nhanh chóng xây dựng lộ trình đưa cụ Rùa trở lại tự nhiên.

 

Theo Mỹ Hằng/TP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tìm đường đưa rùa trở về Hồ Hoàn Kiếm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI