»

Chủ nhật, 19/01/2025, 17:55:25 PM (GMT+7)

Tìm biện pháp cứu sao la khỏi mối đe dọa tuyệt chủng

(17:42:48 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - (VFEJ)-Các nhà bảo tồn sinh học ở bốn quốc gia tham dự một cuộc họp khẩn cấp được tổ chức tại Vientiane (Lào) để tìm biện pháp giải quyết các mối đe dọa tuyệt chủng đối với một trong những loài thú bí ẩn nhất của thế giới - loài sao la.

Theo nhận định của các chuyên gia tham dự hội thảo, số lượng loài này đã suy giảm nhanh chóng và đang có nguy cơ bị biến mất vĩnh viễn. Điều này gợi nhớ tới số phận của loài bò xám, một loài đặc hữu ở khu vực Đông Dương có thể đã bị tuyệt chủng âm thầm ở một thời điểm nào đó trong 20 năm qua.

 

Và, hiện nay, ngoài sao la, có lẽ chỉ có hai hoặc ba loài thú lớn khác ở toàn bộ khu vực Đông Nam Á (ví dụ tê giác Javan) cũng đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng tương tự.

 

Sao la bị đe dọa chủ yếu do nạn săn bắt. Các chuyên gia trong cuộc hội thảo này cho rằng việc đánh bẫy và săn bắt với sự trợ giúp của chó (những hoạt động dễ gây tổn thương nhất tới sao la) là những mối đe dọa trực tiếp chính tới loài này.

 

Hiện nay, sách đỏ các loài bị đe dọa của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp sao la ở mức “Cực kỳ nguy cấp”, có nghĩa là chúng đang phải đối mặt với “nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong tự nhiên”.

 

Vì không có cá thể nào được nuôi giữ trong các vườn thú và tới nay gần như không có tài liệu nào đề cập đến khả năng nuôi nhốt thành công sao la, nguy cơ tuyệt chủng của sao la trong tự nhiên sẽ đồng nghĩa với việc tuyệt chủng của loài này ở mức độ toàn cầu và không còn khả năng phục hồi và tái sinh.

 

Ông William Robichaud, điều phối viên nhóm làm việc về sao la và chủ trì cuộc hội thảo, phát biểu: “Chúng ta đang ở một thời điểm lịch sử trước một cánh cửa cơ hội rất nhỏ và đang nhanh chóng khép lại để bảo vệ loài thú đặc biệt này. Cánh cửa này có thể đã đóng lại đối với loài Bò xám, nhưng các thành viên tham gia hội thảo muốn khẳng định rằng sao la không thể là loài tiếp theo.”

 

Chủ đề xuyên suốt của cuộc họp lần này là từ kế hoạch tới hành động trên cơ sở thấy được sự cần thiết của việc tăng cường hợp tác trong hành động để cứu loài sao la khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

 

Các cơ quan và tổ chức tham gia cuộc họp đã cam kết thực thi những hành động cụ thể trong vòng 12 tháng tới nhằm cải thiện đáng kể công tác bảo tồn loài thú này. Quan trọng hơn, các thành viên đã nhấn mạnh rằng không thể bảo tồn loài sao la nếu không loại bỏ triệt để việc đặt bẫy và giảm việc săn bắt với trợ giúp của chó tại những khu vực trọng điểm trong các khu rừng thuộc dãy Trường Sơn.

 

Các nhà bảo tồn cũng đề cập tới tầm quan trọng của việc cải tiến phương pháp tìm kiếm sao la trong tự nhiên; Thực hiện các nghiên cứu sử dụng vô tuyến điện theo dõi từ xa nhằm giúp hiểu được các nhu cầu bảo tồn của loài này; Nâng cao nhận thức về nguy cơ tuyệt chủng của loài thú này tại Lào, Việt Nam và trong giới bảo tồn; và tìm kiếm nhiều hỗ trợ tài chính hơn từ các nhà tài trợ trong việc bảo tồn loài sao la.

 

Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) thường sống tại những thung lũng hẻo lánh của dãy Trường Sơn dọc theo biên giới Lào và Việt Nam. Sao la mới được các nhà khoa học biết đến từ năm 1992. Ngay tại thời điểm đó, Sao la đã là một loài thú hiếm và có số lượng quần thể rất nhỏ.

Cuộc hội thảo được tổ chức theo lời kêu gọi của Ủy ban về Loài của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN SSC). Đơn vị tổ chức trực tiếp là Nhóm làm việc về Sao la thuộc Nhóm chuyên gia về thú lớn hoang dã Châu Á (www.asianwildcattle.org) - Ủy ban về Loài của IUCN.

Hội thảo được Quỹ Đối tác về các Hệ Sinh thái Trọng yếu (CEPF) tài trợ cùng với sự hỗ trợ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế-Chương trình tại Lào, BirdLife International – Chương trình Đông Dương và tổ chức Bảo tồn Động vật Hoang dã Toàn cầu.

CEPF là sáng kiến chung của Cơ quan Phát triển Pháp, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế, Quỹ Môi trường Toàn cầu, Chính phủ Nhật Bản, Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur và Ngân hàng Thế giới.

Mục tiêu cơ bản của chương trình là thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Nhóm làm việc về sao la bao gồm các cán bộ từ các cơ quan lâm nghiệp của Lào, và Việt Nam, Viện Sinh thái&Tài nguyên Sinh vật, Trường Đại học Vinh và các nhà sinh học và bảo tồn từ các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên và Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Ngoài ra, tham dự hội thảo còn có các chuyên gia từ Học viện Smithsonian và Tổ chức Bảo tồn Quốc tế Gilman.

Phạm Mạnh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tìm biện pháp cứu sao la khỏi mối đe dọa tuyệt chủng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI