Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thử chui vào bẫy
(00:29:48 AM 18/06/2011)
>> Hôm nay, chốt phương án cứu Cụ Rùa
>> Cách ly chứ không đưa khỏi bờ
>> Bắt rùa tai đỏ bằng nhiều loại bẫy
>> Chốt phương pháp cứu cụ rùa
>> Cụ Rùa lại nổi liên tục: Lành hay dữ?
>> Can thiệp cứu Cụ Rùa sẽ không nhanh
>> Cần cách ly để chữa trị Cụ Rùa
>> Đưa chuyện Cụ Rùa ra quốc tế
Thứ phải chối khéo cụ
Bẫy rùa đặt xuống hồ Gươm mà lại không được phép bẫy rùa thì đấy là bẫy gì, đặt xuống để làm chi? Hẳn bạn đọc thảy đều có thể tự trả lời được câu hỏi ấy. Rùa tai đỏ, loại sinh vật xâm hại ngoại lai xuất xứ từ Hoa Kỳ, chính là đối tượng của loại bẫy này.
Một loại bẫy nổi được đánh giá hiệu quả nhất là của ông Nguyễn Văn Thịnh, Cty Kỹ thuật Công nghệ & Thương mại HTH. Ảnh: Phạm Mạnh.
Bẫy có nhiệm vụ bắt bọn thủ ác ấy càng nhiều, càng nhanh càng tốt, chết cũng không sao. Hiềm nỗi, thử nghiệm bảy loại cả thảy từ mùng 9 Tết Tân Mão, tức mùng 10-2 dương lịch, tất cả các con sa bẫy chả con nào sứt mẻ gì, con nào con nấy to đùng. Một cái bể kính khung gỗ đánh véc ni nâu bóng hẳn hoi đặt ở trụ sở Sở Khoa học&Công nghệ Hà Nội là nơi tạm giam lũ này. Bảo vệ ngày nào cũng ngắm nhìn chúng thì thấy đấy là cả một lũ rửng mỡ.
“Hầu như ngày nào chúng tôi cũng thấy chúng sinh hoạt với nhau, cưỡi lên nhau rồi… đến lâu”, một bác bảo vệ luống tuổi kể.
Cho đến cuộc họp mới nhất lúc chiều thứ sáu, 25-2, không ai dám khẳng định rùa tai đỏ là thủ phạm gây phương hại trực tiếp đến thân thể cụ rùa. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, cùng lắm, chúng là đồ ăn tham và có thể cạnh tranh thức ăn với cụ và, vì thế, có thể đe dọa gián tiếp sự tồn vong của cụ. Dù thế, trăm phần trăm thành viên trong ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ Rùa Hoàn Kiếm đều nhất trí diệt ngay lũ này, ít nhất cũng để đỡ ngứa mắt.
Cái bể kính rộng chừng mét vuông kia có từ tháng 11-2010 để tìm hiểu tập tính và thức ăn của rùa tai đỏ đủ thấy quyết tâm tiêu diệt loài này. Mất không dưới một tuần, nhóm sáu nhà khoa học vừa thiết kế vừa thi công xong bẫy.
Đến 28 Tết Nguyên đán, TS Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội, còn dặn dò nhiệm vụ cuối cùng mà nội dung không gì khác ngoài chuyện rùa. Mùng sáu Tết, ông đã cho xới ngay chuyện rùa để, ba ngày sau đó, bảy chiếc bẫy từ nhiều vùng miền khác nhau được thả xuống hồ Văn Quán và hồ Mỗ Lao dù, lúc ấy, còn rét, rùa ít hoạt động.
ThS, Ngô Văn Tỉnh, Trưởng ban Tiết kiệm Năng lượng, Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Công nghệ&Phân tích, một đơn vị trực thuộc Sở KH&CN Hà Nội, cho hay, cả tháng nay, nhóm anh hầu như chỉ tập trung cho dự án cứu Rùa Hoàn Kiếm.
Trong số bảy bẫy thử nghiệm, có năm bẫy nổi, nhử rùa tai đỏ bò lên phơi nắng. Thiết kế của các cá nhân và doanh nghiệp được phê duyệt đều nằm ở nhóm bẫy nổi này.
Rùa là loại động vật máu lạnh nhưng lại thích lấy nhiệt, thích phơi nắng đế giúp tăng cường quá trình tiêu hóa thức ăn, Timothy McCormack, điều phối viên Chương trình Rùa Châu Á (ATP) có trụ sở ở Hà Nội, giải thích. Loại này khá an toàn hơn cho cụ rùa vốn có kích thước kềnh càng.
Nhà động vật học Vũ Ngọc Thành, Bảo tàng Sinh vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, ước cụ dài cỡ 2 m và nặng chừng 250 kg. Kích thước ấy, cụ khó mà leo lên bè như lũ tai đỏ chỉ vài cân, thậm chí chục cân kia.
Hai bẫy chìm có vẻ nan giải hơn cả, do đích thân Sở KH&CN Hà Nội thiết kế và thi công. Ngoài hệ thống bẫy nổi để tóm lũ rùa tai đỏ thích phơi nắng, các nhà nghiên cứu còn lặp đặt nhóm bẫy dưới nước để tóm lũ lười nổi nhưng lại muốn kiếm ăn ở dưới.
Để làm bẫy dưới nước, các nhà khoa học phải đo chính xác đến mức có thể kích thước đầu, cổ, thân cụ rùa dựa trên tiêu bản một cụ rùa bà con đang tọa ở Đền Ngọc Sơn và dựa trên hình ảnh mới nhất chụp cụ. Nhiệm vụ của các cửa bẫy là làm sao chỉ đưa được toàn thân rùa tai đỏ vào nhưng không đưa được cụ rùa vào.
Chẳng hạn, với loại bẫy bốn cửa, mỗi cừa được thiết kế hai lớp, lớp ngoài kích thước 10x20 cm, và lớp trong là 20x40 cm. Với loại bẫy này, có hình lập phương với chiều dài mỗi cạnh tròn 100 cm, nếu cụ rùa chót dại chui vào thì cùng lắm chỉ chui được đầu và, được nhóm thiết kế tiên lượng, có thể rút ra dễ dàng.
Còn với loại bẫy một cửa cũng với tổng dung tích như loại bẫy trên, chiếc cửa duy nhất có kích thước to hơn hẳn, lên đến 40x40x60 cm. Loại bẫy cửa quan này nhằm phục vụ nhóm rùa tai đỏ kích thước lớn hoặc loại rùa, ba ba khác. Và nếu cụ rùa có kích thức như ảnh chụp chui vào, cùng lắm cũng chỉ vươn được cả cổ vào mà thôi. Với độ sâu của cửa là 60 cm, đến phần thân và mai là kịch, là đầu của cụ vẫn chưa kịp chạm vào cái lẫy của bẫy đặt bên trong cùng con mồi.
Để an toàn hơn, đề phòng trường hợp xấu nhất, những chiếc bẫy này sẽ không thể tự động sập nếu không được con người ra lệnh. Một hệ thống điều khiển từ xa ở khoảng cách cỡ 30 m sẽ giúp các nhà kỹ thuật quyết định có cho bẫy sập hay không.
Thứ phải dẫn dụ bằng được
Song song với bẫy rùa tai đỏ, đương nhiên là bẫy để bắt được cụ rùa. Cho đến cuộc họp mới nhất, cuối chiều thứ sáu 25-2, phương án cuối cùng của loại bẫy này vẫn chưa được phê duyệt. Trong lúc chờ đợi phương án chốt, có hai phương án đáng chú ý. Cả hai phương án này đều huy động cần cẩu để cậu cụ rùa.
Phương án thứ nhất, bẫy dự kiến gồm hai phần, phần cấu tạo và phần điều khiển. Về cấu tạo, bẫy sẽ có ba phần chính, gồm phần phao nổi ống cứng, phần lưới, và phần trụ lưới đáy cứng.
Bẫy được thiết kế là một hình dạng tròn, đường kính 10m, vành bẫy làm bằng phao ống nhựa cứng, có vành chắn chống cụ rùa bò qua. Vì thế, các chuyên gia định thiết kế vành chắn này cao 300 cm. Phía dưới phao được gắn với lưới bao quanh và kết nối với lưới trụ có đáy cứng. Phần lưới côn phía trên được kết nối với phần lưới trụ phía dưới bằng móc cơ động.
Con rùa tai đỏ đầu tiên 2kg được bắt bằng bẫy của ông Thịnh ở hồ Mỗ Lao. Ảnh: M.Hằng -QD.
Dây kéo dự tính gồm hai bộ, một bộ kéo phao phía trên và một bộ dây kéo phần đáy. Phần đáy được làm bằng gỗ cứng, chịu tải được cho việc chuyên chở cụ rùa. Phần điều khiển sẽ gồm tám lẫy móc, gắn đối trọng ở đáy hồ. Sẽ sử dụng hệ thống điều khiển điện – khí cho tám piston khí khi nhả lẫy.
Khi cụ vào vị trí bẫy (có chất và màu dẫn dụ), các cảnh báo bằng phao báo hiệu (đương nhiên chỉ khi đấy là vật thể kích thức lớn) sẽ tự động hoạt động. Người quan sát sẽ tác động điều khiển nguồn khí nhả tám lẫy (hệ thống piston khí) dưới đáy hồ. Khi đó, các phao nổi lên trong thời gian rất ngắn. Trên bề mặt phao có thành trơn và mỏng, khiến cụ rùa không thể bò ngay ra ngoài được.
Trên phần phao cứng có các móc kết nối dây để cần cẩu kéo lên trong giai đoạn đầu. Khi phần phao kéo lên cao, một hệ thống dây kéo 2 được kéo căng, chịu tải nâng rùa lên khỏi mặt nước. Lúc này phần lưới côn được tách khỏi lưới trụ (hệ các móc linh động) và đưa riêng đáy trụ cứng có chứa rùa về vị trí chữa trị. Đáy hộp cứng được thiết kể để đảm bảo rùa không bị ép bởi lực kéo, không bị va chạm.
Với phương án thứ hai, thiết bị vây bắt gồm hai phần, phần lưới dải diện tích rộng và phần thùng cứng phía gần bờ. Phần thúng cứng này là một đáy vuông cứng, có các lỗ cắm trụ. Trên đáy hộp được dải lưới sẵn sàng, khi cụ rùa xuất hiện, công nhân lắp trụ vào và móc lưới lên trụ, cụ rùa được đưa vào bờ bằng cẩu.
Theo phương án này, sẽ triển khai lưới rộng, phần đáy lưới là một thùng kim loại có các cửa chắn, ngăn rùa bò ra ngoài khi vận chuyển, có các móc cẩu dạng thùng kín.
Lưới được triển khai trên diện tích cụ rùa hay xuất hiện nhất, như mạn bắc, sát bến xe. Theo đó, sử dụng đông người với mật độ thích hợp để rải lưới nhằm tránh rùa nằm dưới lưới. Lưới được rải từ bờ và ghim vào bờ, tiến hành dần ra phía giữa hồ, mép lưới được cặp chì cho chìm dưới bùn.
Khi cụ rùa xuất hiện trong diện tích có lưới, lập tức hai đầu lưới được kéo cao khỏi mặt nước, thu dần diện thích lưới lại và dồn cụ vào vị trí có thùng nằm phẳng phía đáy lưới. Khi rùa vào vị trí thùng, các cửa thùng được kéo lên giữ rùa trong thùng. Xe cẩu sẽ kéo thùng lên và vận chuyển về vị trí đã chuẩn bị.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.