Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Tê giác Cát Tiên bị bắn
(00:31:44 AM 18/06/2011)
Theo tiến sĩ Ulrike Streicher, bác sỹ thú y và là thành viên của đoàn điều tra, nhiều tháng trước khi chết, viên đạn đã gây ra các vết thương rộng, dẫn đến nhiễm trùng và làm tê liệt sự di chuyển của con tê giác Java quý hiếm này.
Xác cá thể tê giác Java tìm thấy tại Vườn quốc gia Cát Tiên hồi đầu năm 2010 ở độ tuổi trưởng thành, từ 15 – 25 năm tuổi, một đoàn chuyên gia nghiên cứu khẳng định, Kết luận này cho thấy tê giác không chết theo quá trình phát triển tự nhiên. Bởi tê giác Java có thể sống tới 40 năm.
Khám nghiệm hiện trường nơi xác cá thể tê giác được tìm thấy
Sau khi khám nghiệm bộ xương và nghiên cứu hiện trường nơi tìm thấy bộ xương tê giác, các chuyên gia thú y, pháp y và chuyên viên về tội phạm động vật hoang đã kết luận nhiều khả năng cá thể tê giác chết do vết thương từ viên đạn gây ra.
Tháng 9/2010, Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) và Vườn Quốc gia Cát Tiên phối hợp và hỗ trợ các cán bộ từ Cục Thuỷ sản và Động thực vật Hoang dã của Mỹ, tổ chức Freeland, hai bác sỹ thú y và một chuyên gia bệnh lý học từ trường Đại học Cambrige (Anh) để tiến hành điều tra. Kết quả sơ bộ đã được gửi tới Sở Công an tỉnh Lâm Đồng và huyện Tân Phú, đồng thời báo cáo kết quả nghiên cứu cũng được công bố mới đây.
Báo cáo phân tích vết thương do viên đạn ở chân, bị bắn khoảng hơn hai tháng trước khi chết.
“Mặc dù không biết được chính xác nguyên nhân nào gây ra cái chết của cá thể tê giác nhưng nhiều khả năng tê giác bị chết do vết thương từ viên đạn, có thể là do nhiễm trùng hoặc bị ngã mà không đứng dậy được do bị thương ở chân.”
Các chuyên gia cho rằng những kẻ săn trộm có thể dễ dàng lần theo dấu vết của một con tê giác bị thương và không loại trừ khả năng cá thể này đã bị bắn tiếp sau đó.
Ông Trần Văn Thành, Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên, cho biết: “Đây thực sự là một sự kiện đáng buồn đối với ngành bảo tồn của Việt Nam, là tâm điểm của mối quan tâm và quan ngại quốc tế trước số phận của loài đông vật bị đe dọa trên toàn cầu này”.
Trình bày kết quả khám nghiệm với cảnh sát
WWF và Vườn Quốc gia Cát Tiên khẩn thiết yêu cầu công an tiếp tục điều tra để xác định những cá nhân có liên quan tới việc săn trộm và buôn bán chiếc sừng của cá thể tê giác, có thể là cuối cùng này của Việt Nam.
“Kết quả phân tích DNA nhằm xác định số lượng quần thể tê giác Java sẽ sớm được công bố”, bà Sarah Brook, điều phối viên về Loài của WWF Việt Nam, phát biểu. “Kết quả sẽ cho biết liệu cái chết của cá thể trên có phải là sự tuyệt chủng của loài tê giác Java.” Mặc dù động cơ giết cá thể tê giác này chưa được xác định, nhưng có khả năng nó bị giết để lấy sừng và sử dụng làm đông dược.
Tháng 10/2010, một phái đoàn cán bộ Nam Phi gồm các cán bộ điều tra tội phạm tê giác và cán bộ CITES đã chính thức đến Việt Nam và làm việc với các ban ngành tương đương nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn nạn buôn lậu tê giác tại Nam Phi.
Cũng theo ông Milliken, “Chuyến đi của các cán bộ thực thi pháp luật của Nam Phi đánh dấu một bước tiến quan trọng nhằm ngăn chặn nạn săn bắn tê giác.”
“Các quốc gia không thể chiến đấu đơn lẻ với nạn buôn lậu tê giác. Đây là một vấn đề quốc tế, đòi hỏi cả người mua và bán phải cam kết cùng nhau hợp tác trong quá trình thực thi luật pháp nhằm phá vỡ cả chuỗi buôn bán"
Từ châu Phi tới châu Á, loài tê giác đang phải đối mặt với áp lực gia tăng từ các tay săn trộm nhằm lấy đi chiếc sừng của chúng.
“Những vụ bắt giữ và các sự việc cho thấy hầu hết sừng, đặc biệt từ Nam Phi đang được buôn lậu tới người mua tại Việt Nam” ông Tom Milliken, Giám đốc TRAFFIC vùng Đông Nam Châu Phi, cho biết.
Luật pháp Việt Nam quy định săn bắt, buôn bán hoặc tiêu thụ bất cứ bộ phận tê giác Java và những loài bị đe dọa khác được nêu trong Sách Đỏ Việt Nam, là hành vi phạm pháp.
|
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.