»

Thứ hai, 25/11/2024, 02:47:02 AM (GMT+7)

Tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học rừng ngập mặn

(17:38:29 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Tây Nam bộ, các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang tích cực thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ tính đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra nhằm góp phần bảo đảm cho toàn vùng phát triển bền vững.


rung[-]ngap[-]man

Cần tăng cường bảo vệ tính đa dạng sinh học rừng ngập mặn




Các tỉnh tăng cường vai trò quản lý nhà nước của chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp, môi trường trong công tác bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. Các tỉnh quy hoạch, phân vùng sinh thái trong bảo tồn và phát triển các vùng đất ven biển, trong đó xây dựng hàng chục công trình thủy lợi bảo đảm chủ động tiêu thoát nước cho trên 100.000 ha, vừa phục vụ phát triển đa ngành, vừa bảo vệ môi trường. Các tỉnh đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án trồng mới và tái sinh rừng ngập mặn ven biển với diện tích trên 45.000 ha; tăng cường bảo vệ rừng ngập mặn; theo dõi giám sát chất lượng thảm rừng ngập mặn đã bị suy giảm và các hệ sinh thái rừng ngập mặn để kịp thời xử lý các vấn đề gây tổn hại tài nguyên nước, tài nguyên đất và tài nguyên sinh học; gia tăng bảo vệ đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước, các sân chim tự nhiên, các rừng đặc dụng, tập trung tại Cà Mau, Kiên Giang.

 

Các tỉnh đẩy mạnh nghiên cứu mối quan hệ của các thành phần về đa dạng sinh học; môi trường sống, điều kiện trú ngụ và phát sinh, phát triển của cả quần thể trong hệ sinh thái đó nhằm tăng khả năng phát triển nguồn lợi kinh tế và sinh thái; đánh giá lại khả năng tự làm sạch và mức độ chịu tải của hệ sinh thái rừng ngập mặn nhằm đề ra biện pháp hạn chế tác động bất lợi của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái.



ĐBSCL hiện có gần 100.000 ha rừng ngập mặn, tập trung ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang, Long An. Hệ thực vật rừng ngập mặn vùng ĐBSCL có 98 loài cây rừng. Riêng các hệ sinh thái đất ngập nước có 36 loài thú, 182 loài chim, 34 loài bò sát và 6 loài lưỡng cư; vùng biển và ven biển có đến 260 loài cá và thủy sản. ĐBSCL còn có 10 khu đất thuộc vùng bảo tồn đất ngập nước đã được thành lập và đầu tư phát triển như: Hà Tiên, Vườn quốc gia Tràm Chim, khu dự trữ thiên nhiên U Minh Thượng, Vườn quốc gia Đất Mũi, Rừng đặc dụng Vồ Dơi, Bãi bồi Cà Mau, Tính Dơi, Trà Sư, Láng Sen và Lung Ngọc Hoàng... Ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã được đầu tư dự án trình diễn Bảo tồn rạn san hô và thảm cỏ biển trong hợp phần của Dự án ngăn chặn suy thoái biển Đông và vịnh Thái Lan do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Số liệu trên cho thấy tính đa dạng sinh học ở ĐBSCL.


Những năm gần đây, công tác bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển được quan tâm, trong đó có sự góp sức của dự án trồng 5 triệu ha rừng của quốc gia và các dự án hợp tác quốc tế như: dự án Phát triển và bảo vệ các vùng đất ngập nước ven biển tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh; dự án Khu dự trữ quốc gia U Minh Thượng, chương trình sử dụng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nước khu vực sông Mê Công...

 


Tuy nhiên, vẫn chưa bù đắp được diện tích rừng ngập mặn bị mất di do phá rừng làm ruộng rẫy, phá rừng lấy đất nuôi trồng thủy sản, phá rừng lấy củi, gỗ, xây dựng khu dân cư và tính đa dạng sinh học đã bị suy giảm. Chỉ tính từ năm 1980-1995 các tỉnh ven biển ĐBSCL đã bị mất 72.825 ha rừng. Hiện độ che phủ của rừng tại ĐBSCL chỉ đạt 10% diện tích tự nhiên. Việc nuôi tôm với diện tích hàng chục ngàn ha trong rừng ngập mặn tuy đem lại lợi ích kinh tế nhưng làm suy giảm thảm rừng, làm biến đổi môi trường đất, môi trường nước và môi trường sinh thái.

 

Thảm rừng ngập mặn có độ che phủ cao trở nên trơ trọi, bị chia cắt, phân tán thành nhiều thảm nhỏ; môi trường đất bị ô nhiễm do quá trình phèn hóa gia tăng ở quy mô lớn; đất đai bị phát quang làm gia tăng quá trình rửa trôi do mưa, gia tăng quá trình lan truyền phèn trong môi trường đất, nước và các hệ sinh thái, giảm bồi tụ phù sa do mất rừng; đa dạng sinh học bị suy giảm do không còn điều kiện thích hợp để các loài sinh vật sinh sống và trú ngụ. Sự biến đổi môi trường vi khí hậu, sạt lở bờ biển, cửa sông gia tăng... làm mất cân bằng sinh thái trong khu vực. Hậu quả là nạn tôm chết hàng loạt ở các khu ven biển đến nay vẫn tiếp tục diễn ra.

Thế Đạt
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học rừng ngập mặn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI