»

Chủ nhật, 24/11/2024, 16:52:17 PM (GMT+7)

Sớm điều tra làm rõ vụ voi chết tại Quảng Nam

(00:28:17 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Ngày 16/3, Ủy ban Nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có văn bản chỉ đạo đến các ngành kiểm lâm, công an huyện và xã Quế Lâm cùng các ngành chức năng tiến hành kiểm tra, làm rõ việc voi rừng chết ở khu vực Nà Lau, xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn.

Trước đó, sáng ngày 15/3, Ủy ban Nhân dân huyện Nông Sơn nhận được tin báo từ người dân là có 1 con voi rừng chết tại khu vực khe Ba Nhó, Nà Lau, xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn (cách trung tâm huyện Nông Sơn khoảng 50km, trong đó có khoảng 20km đường rừng).

 

 

Voi rừng Trà My (Quảng Nam) đã từng bị giết (ảnh mang tính chất minh họa, nguồn Internet)


Theo thông tin ban đầu, cá thể voi bị chết sinh sống trong khu vực rừng sâu, cách xa khu dân cư. Hiện  nay, xác voi đang bị phân hủy, cặp ngà đã bị lấy mất, chỉ còn trơ lại bộ xương. Sáng 16/3, Tổ công tác liên ngành đã đi vào khu vực voi bị chết xác minh nguyên nhân để có hướng xử lý thích hợp. Nếu phát hiện voi bị bắn chết thì sẽ khởi tố vụ án để điều tra.

Ông Đoàn Xuân Thanh, Hạt Trưởng hạt kiểm lâm huyện Nông Sơn cho biết theo điều tra từ đặt bẫy ảnh ở khu vực Nà Lau trước đó cho thấy hiện ở khu vực này có khoảng từ 5 đến 7 con voi sinh sống. Đây là loài động vật nằm trong nhóm 1B nguy cấp, quý hiếm. Nếu thành lập được Ban quản lý Khu bảo tồn loài voi thì công tác quản lý, chăm sóc sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cũng có khả năng voi già rồi chết vì theo các nhà chuyên môn thì tuổi thọ voi rừng châu Á vào khoảng 40 tuổi.

Ngày 30/10/2007, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch khu bảo tồn loài voi rộng 17.789ha (giáp ranh giữa các huyện Nông Sơn, Phước Sơn, Nam Giang). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thành lập được Khu Bảo tồn loài voi  nên loài voi rừng quý trên địa bàn vẫn bị chết một cách đầy “bí ẩn.”

Trả lời phóng viên TTXVN về vụ việc voi rừng chết, ông Lê Ngọc Trung, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nông Sơn cho biết ngay sau khi nhận được tin báo có voi chết, Ủy ban Nhân dân huyện Nông Sơn đã trực tiếp chỉ đạo lập Tổ liên ngành sớm xác minh, điều tra làm rõ vụ việc và tiến hành xử lý nghiêm. Do việc thành lập Khu bảo tồn loài voi nằm ngoài khả năng của huyện nên huyện chỉ kiến nghị lên cấp trên chứ không quyết định được.

Thiết nghĩ, để bảo vệ loài động vật voi quý hiếm, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam và các ngành chức năng cần sớm xác minh làm rõ nguyên nhân voi chết tại khu vực Nà Lau và xử lý nghiêm đối tượng sai phạm, đồng thời xúc tiến sớm thành lập Khu Bảo tồn loài voi để loài động vật này được chăm sóc và bảo vệ một cách chu đáo.

Nguyễn Sơn (Vietnam+)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sớm điều tra làm rõ vụ voi chết tại Quảng Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI