»

Chủ nhật, 19/01/2025, 15:04:03 PM (GMT+7)

Sếu đầu đỏ về Vườn Quốc gia Tràm Chim

(17:41:42 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Sếu đầu đỏ, một trong những loài chim quí hiếm ghi vào sách đỏ trên thế giới, hiện đã về Vườn Quốc gia Tràm Chim Đồng Tháp. Đến ngày 5/2, đàn Sếu đã đếm được hơn 50 con đang tập trung nhiều nhất là ở khu A1 , A3 và A4 của Vườn Quốc gia.


seu[-]dau[-]do

 

Sếu đầu đỏ đang kiếm ăn


Anh Nguyễn Văn Hùng - Phó giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim (VQGTC) tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp - cho biết sau khi nước lũ rút, mới có vài con về để thám thính"địa hình, khi môi trường tốt chúng rủ nhau về ngày càng đông.



Dự kiến đàn sếu về Vườn QGTC đông nhất sẽ vào đầu tháng 5/2010 với hàng trăm con bay về đây trú ngụ, bình quân mỗi con nặng từ 7- 15 kg, chiều cao hơn 1 mét. Loài năng kim là thức ăn chính của sếu.

 

Hiện nay khách du lịch, các nhà nghiên cứu được tiếp cận để chiêm ngưỡng sếu ở khoảng cách 300 mét.



Vườn QGTC có môi trường tốt thu hút 231 loài chim nước về đây sinh sống, trong đó có 16 loài chim quý hiếm đang được tổ chức thế giới bảo vệ.

 

Ngoài sếu đầu đỏ,Vườn QGTC còn có hơn 2 ha ở khu A2 có hàng trăm ngàn con cò, cồng cộc, điêng điểng sống tập trung nơi đây.

 

Để bảo vệ các loài động, thực vật phát triển, Vườn QGTC luôn chú trọng điều tiết nước, nhất là các bãi ăn của sếu ở khu A3, A4 và A5, cử người thường xuyên túc trực 24/24 giờ nơi có sếu về ở, không để người dân vào săn bắt, điều tiết nước hợp lý để có cánh đồng năng phong phú cho sếu.



Từ tháng 11/2009 đến đầu tháng 1/2010, số lượng chim, cò về Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) ngày càng đông, số lượng lên đến hàng triệu con với nhiều chủng loại, nhiều nhất là các loại cò trắng, cồng cọc, le le, én...Đặc biệt, năm nay loài cò trắng và cồng cọc về đây rất đông, chia thành nhiều đàn, mỗi đàn có đến hàng chục nghìn con.



Vườn QGTC hiện nay do môi trường tự nhiên tại Vườn đã có sự cải thiện đáng kể, mực nước các khu vực trong Vườn được đảm bảo theo chuẩn nên các loài thủy sinh, thủy sản phát triển nhanh; thảm thực vật cũng được phục hồi và phát triển nhanh trong mùa lũ, trong đó có trên 500 ha lúa trời (lúa ma) được bảo tồn.

 

Đây là điều kiện thích hợp để các loài chim về đây quần tụ kiếm ăn sau khi nước lũ rút. Đặc biệt do môi trường thích hợp, cho nên đàn sếu đầu đỏ trở lại kiếm ăn tại Vườn Quốc gia Tràm Chim theo định kỳ sau mùa lũ .



Hiện nay Công ty Coca-Cola và Tổ chức WWF (Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên), còn giúp bảo tồn Vườn QGTC để phục hồi sinh cảnh, hỗ trợ sinh kế, và giúp hợp lý hóa các chính sách có liên quan đến quản lý đất ngập nước. Dự án được đầu tư 250.000 USD /năm đến năm 2011, góp phần bảo vệ loài sếu về đây sinh sống, trú ngụ .

Nguyễn Văn Trí
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sếu đầu đỏ về Vườn Quốc gia Tràm Chim

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI