Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Rừng Sơn Điền bị phá tan hoang
(00:30:20 AM 18/06/2011)
Ngang nhiên phá rừng
Trong những ngày đầu xuân, chúng tôi có dịp theo người dân địa phương vào tiểu khu 717 thuộc địa bàn của Công ty lâm nghiệp Di Linh quản lý. Từ thôn Hà Giang xã Sơn Điền chỉ vượt hơn 3 km rừng trồng và rẫy của người dân địa phương là tới nơi.
Con đường vào đây nhẵn bóng, vẫn còn in dấu vết của bánh xe công nông và xe máy của lâm tặc. Vào sâu khoảng 100 mét những gốc cây đại thụ mới bị đốn hạ, thân cây nằm la liệt và có những nơi cỏ đã mọc um tùm quanh các cây gỗ đã bị khai thác.
Theo lời kể của người dân địa phương, trước đây, lâm tặc chọn khai thác các loại gỗ quí hiếm như: trắc, hương, dổi… Những năm gần đây do các cây gỗ này trở nên khan hiếm nên bọn chúng đã chuyển sang khai thác các loại gỗ lim và sao.
Hoạt động của bọn lâm tặc diễn ra từ 16 giờ chiều (khi mà người dân đi rẫy đã về) đến 20 giờ tối và từ 5 giờ đến 8 giờ sáng. Tuy nhiên, thực tế khi chúng tôi vào tiểu khu 717 là gần 10 giờ trưa nhưng vẫn nghe từ 2 – 3 tiếng cưa máy đua nhau gầm rú và tiếng cây rừng đỗ ào ào ở dưới thung lũng.
Vào sâu dọc 2 bên đường tại những điểm khai thác này, lâm tặc dùng cưa máy xẻ gỗ ra từng phiến với đầy đủ kích thước theo yêu cầu của các đầu nậu gỗ. Những cây gỗ có đường kính lớn, sau khi khai thác, lâm tặc dùng xe máy hoặc xe công nông để vận chuyển (có lúc dùng xe máy vận chuyển ra đường nhựa rồi chất lên xe du lịch, xe tải để vận chuyển từ xã Sơn Điền về nơi tiêu thụ).
Qua ghi nhận sơ bộ, chúng tôi nhận thấy hàng loạt cây gỗ quí có đường kính gần 1 mét đến 1,5 mét đã bị đốn hạ và chỉ còn trơ gốc hoặc đã bị đốt cháy. Nhiều thân cây lớn sau khi bị đốn hạ, cưa ngang, xẻ thành từng miếng “thành hộp vuông” nhưng chất lượng kém, lâm tặc bỏ đi vẫn còn nằm vương vãi trên cả tuyến đường dài len lỏi khắp rừng.
Kiểm lâm đi đâu?
Tại khu rừng này, cây rừng đã trở nên thưa thớt và hình thành nhiều lán trại khai thác gỗ, nhiều lối mòn của xe công nông phục vụ cho việc vận chuyển gỗ của lâm tặc. Sau khi khai thác xong, bọn lâm tặc liên tục di dời về địa điểm khai thác mới, những gốc cây to đã bị chặt hạ và những phiến gỗ không đạt chất lượng đã bị lâm tặc đốt cháy và lửa vẫn còn bốc khói và có chính là nguy cơ có thể gây ra các vụ cháy rừng.
Theo người dân ở đây, lâm tặc khai thác gỗ tại đây trong thời gian đã khá lâu: 1 tổ khai thác của họ thường khoảng từ 7 người đến 10 người. Nếu vận chuyển bằng xe máy thì sau khi khai thác xong khoảng 14 giờ chiều là có một nhóm xe máy vào vận chuyển gỗ.
Khoảng 18 giờ tối, những chiếc xe máy này đua nhau “cõng” khúc gỗ to, dài khoảng 2 mét nối đuôi nhau vượt qua những tuyến đường hẹp, đèo dốc, quanh co. Người dân đi xe máy ngược chiều thấy lâm tặc đang vận chuyển gỗ là chỉ biết chui vào bụi rậm ven đường để giữ lấy thân.
Được biết, cũng từ việc vận chuyển gỗ bằng xe máy trong lúc trời tối, nên vào 20 giờ tối 30.4.2010, tại quốc lộ 28 thuộc địa bàn thôn Klong Trao 1 xã Gung ré, huyện Di linh. Do trời tối, đường dốc và hạn chế tầm nhìn, nên chiếc xe máy của lâm tặc đã lấn trái đường và cây gỗ đã va mạnh vào xe máy của anh Trương Phi Long (thường trú tại thôn Đăng Rách, xã Gung Ré) chạy theo hướng ngược chiều. Hậu quả, anh Trương Phi Long bị gãy xương ngực, vỡ tim, phổi và chết trên đường đi cấp cứu.
Điều đáng nói ở đây, tại thôn Hàng Giang, xã Sơn Điền có một Trạm quản lý bảo vệ rừng và trên tuyến quốc lộ 28 thuộc địa bàn xã Gung Ré, huyện Di Linh cũng có 2 Trạm quản lý và mỗi khi lâm tặc vận chuyển gỗ là phải qua các Trạm chốt chặng này, thế nhưng không hiểu vì sao lâm tặc vẫn “cập bến” an toàn? Các già làng và người dân xã Sơn Điền rất bức xúc trước sự lộng hành của lâm tặc. Những khu rừng đã một thời cùng quân và dân Sơn Điền làm căn cứ địa cách mạng nay đã bị lâm tặc chặt phá tan hoang.
“Chứng kiến cảnh cây rừng bị đốn hạ, xẻ thịt, chúng tôi đau lòng lắm. Bọn chúng rất nghiêng ngang, gây cản trở giao thông và chặn đánh cả bí thư xã, chúng tôi rất bức xúc nhưng không làm gì được. Mong các cấp ủy Đảng, chính quyền sớm có giải pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng phá rừng này để trả lại sự bình yên cho buôn làng” – một già làng xã Sơn Điền nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.