Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Rùa tai đỏ ở Hồ Gươm - Xử lý thế nào
(00:29:19 AM 18/06/2011)
Bẫy rùa tai đỏ trên Hôm Gươm mấy hôm nay vắng khách vì bị cho là trời lạnh ( Ảnh: Đình Cương)
Chủ trương tiêu hủy
“Như chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND Hà Nội kiêm trưởng ban chỉ đạo khẩn cấp bảo về Rùa Hoàn Kiếm, phải tiêu hủy toàn bộ số rùa tai đỏ bắt được ở Hồ Gươm’, một thành viên của ban chỉ đạo nói.
Tính từ mùng 10-2, ngày Sở Khoa học&Công nghệ Hà Nội bắt đầu thử nghiệm các bẫy rùa tai đỏ, sau khi các bẫy được triển khai trên Hồ Gươm, số lượng rùa tai đỏ bắt được không nhiều, chỉ hơn hai chục con.
Số tù binh ít ỏi này hiện được lưu giữ rải rác ở mấy nơi, trong đó có một nơi tại trụ sở Sở KH&CN HN với 13 con và một nơi ở Đền Ngọc Sơn với sáu con, đặt trang trọng trong lồng kính khung gỗ hẳn hoi.
Lý giải số rùa tai đỏ bắt được không nhiều, TS Lê Xuan Rao, Giám đốc Sở KH&CN cho là do thời tiết còn lạnh, chưa phù hợp với tập tính kiếm ăn của các loài rùa nói chung. Nhưng xử lý số rùa này thế nào lại là vấn đề gây tranh cãi và chính người đứng đầu Sở KH&CN khi được hỏi cũng tỏ ra lưỡng lự. “Tiêu diệt để bảo tồn, mà trước mắt là bảo tồn Rùa Hoàn Kiếm, thì đúng rồi. Tuy nhiên, rùa tai đó cũng là nguồn bổ dưỡng, được nuôi kinh doanh và làm thực phẩm phổ biến ở không ít quốc gia”, TS Lê Xuân Rao trao đổi.
Theo TS Nguyễn Viết Vĩnh, chuyên gia thủy sản, ngoài việc cạnh tranh mồi ăn, rùa tai đỏ còn làm xấu đi môi trường sống nói chung cho sinh vật thủy sinh, trong đó có rùa Hồ Gươm. Vì vậy, sau khi bắt rùa tai đỏ, “nhất quyết tiêu hủy rùa tai đỏ vì chúng là sinh vật lạ. Mà chủ trương của nhà nước là khi phát hiện loài lạ là tiêu hủy”, GS.TS Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật Học Việt Nam, kiên quyết.
Ông Vũ Ngọc Thành, giảng viên khoa sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), cũng nói không nên tiếc việc tiêu hủy rùa tai đỏ vì quá trình chế biến thức ăn khó có thể kiểm soát được, kể cả nếu làm thức ăn cho động vật cũng dễ nguy hại vì nguy cơ bệnh tật.
Có ăn mới biết
Một mặt, GS.TS Mai Đình Yên, Phó Chủ tịch Hội Sinh thái Học Việt Nam, gợi ý, nếu tiêu hủy rùa tai đó, có thể chôn theo kiểu rắc vôi bột. Nhưng, mặt khác, chuyên gia bảo tồn với 40 năm kinh nghiêm này lại không đồng tình với quan điểm tiêu hủy. “Tiêu hủy thì dễ nhưng nhận ra các mặt nguy hại để hạn chế và tận dụng các ưu thế của chúng để phục vụ con người mới là hướng tích cực”, GS Yên nói.
Theo TS Lê Thanh Lựu, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (RIA1), khái niệm sinh vật lạ, sinh vật ngoại lai, và sinh vật xâm hại là rất tương đối cả về khoa học lẫn thực tiễn. Một loài nào đó có thể là sinh vật xâm hại ở nước này, nơi này, nhưng ở nơi khác, nước khác, lại là loài có ích. Ví dụ cá rô phi là sinh vật xâm hại ở không ít quốc gia nhưng lại đang phát triển rất mạnh ở Việt Nam. Mặt khác, không nên nghĩ hễ là sinh vật lạ, sinh vật ngoại lai hay xâm hại thì phải xử lý, là tiêu diệt. Thực tiễn cho thấy rất nhiều loài thủy sản nước ngọt ở Việt Nam, trong đó có má mè, cá chép, vốn là sinh vật ngoại lai chứ không phải sinh vật bản địa. Rồi, gần đây nhất, với tôm hùm đỏ vốn là loài sinh vật ngoại lai được liệt vào danh mục xâm hại ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn có giao cho RIA1 nghiên cứu để có thể đưa ra quy trình nuôi dưỡng thích hợp, vừa không để chúng xâm hại, tấn công hệ sinh thái bản địa, vừa tận dụng khai thác chúng làm nguồn thức ăn bổ dưỡng cho con người…
“Thực ra ăn rùa tai đỏ rất ngon, ngon hơn cả ba ba”, ông Nguyễn Ngọc Khôi, thành viên nhóm lai dắt Rùa Hoàn Kiếm thuộc ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ Rùa Hoàn Kiếm, nhận định. “Khi làm thịt, chỉ cần bỏ hết nội tạng đi là xong”.
Với 14 năm kinh nghiệm nuôi và xuất khẩu rùa, ông Nguyễn Ngọc Khôi, còn là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn thương mại Hà Nội KAT, nói tiếp: “Những con rùa rai đỏ nửa cân trở lên là làm thực phẩm cho người được. Nếu nuôi lâu, chúng có thể nặng đến 3 kg và sống đến 70 năm”, Trong khi đó, phần lớn số rùa tai đỏ bắt được trong đợt truy quét vừa qua đều từ gần một cân trở lên.
Hai tháng trước dịp kỷ niệm 1000 Năm Thăng Long-Hà Nội, 10-10-2010, ông Khôi đi tiên phong trong việc tự ra tay bắt và tiêu hủy gần 1000 con rùa tai đỏ tại đầm sinh thái của ông chỉ cách Hồ Gươm một cây số đường chim bay. Trước đó, kinh doanh và xuất khẩu rùa tai đỏ là nghề hái ra tiền của ông. Thị trường xuất không đâu khác ngoài Trung Quốc, nước lớn thứ hai nuôi rùa tai đỏ làm thực phẩm, sau Hoa Kỳ.
”Bên Trung Quốc, khách sang mới được mời ăn thịt rùa tai đỏ vì giá đắt, khoảng 400.000 đồng/ kg rùa sống, mà một cân rùa sống thịt ra chỉ còn ba lạng thịt. “Năm ngoái tôi dự hội nghị doanh nhân ở Trung Quốc. 40 người được mời thực đơn thịt rùa tai đỏ. Tính ra tiền Việt khoảng 500 triệu đồng.” ông Khôi nói. “Bên đó, thịt rùa tai đỏ được chế biến thành các món ăn đặc sản. Còn xương người ta dùng nấu cao”.
Tóm lại, đồng thuận với ý kiến phải bắt sạch rùa tai đỏ ở hồ Hoàn Kiếm nhưng ông Khôi lại cho rằng, rùa tai đỏ là nguồn lợi thuỷ sản rất lớn: “Trước khi xảy ra vụ nhập và bắt tái xuất rùa tai đỏ ở miền tây Nam Bộ, người Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông đến mua và đặt hàng chúng tôi 200.000 đồng/kg. Hiện các thương lái vẫn đặt mua với giá 150.000 đồng/kg”.
Vì thế, nhân việc lại bàn tán cách xử lý rùa tai đỏ vừa bị bắt trong quá trình bảo vệ rùa quý và làm sạch Hồ Gươm, vị thương gia này lại bày tỏ mong muốn được thu mua toàn bộ rùa tai đỏ bắt được nếu được phép xuất khẩu. Ông cũng đề nghị cơ quan quản lý nên có cái nhìn biện chứng đối với rùa tai đỏ vốn là món ăn bổ dưỡng và nên xem xét cấp phép trở lại việc nuôi loài xâm hại ngoại lai này. Ông Khôi cam đoan chuẩn bị cơ sở vật chất nuôi, nhốt an toàn theo đúng quy chuẩn quốc tế mà Trung Quốc và các nước khác đã và đang áp dụng.
“Tôi cũng từng ăn thịt rùa tai đỏ, ngon như ba ba, có thể nấu chuối xanh với đậu phụ. Ở Trung Quốc, thậm chí, người ta còn mời khách uống tiết rùa tai đỏ. Còn, tại Việt Nam, nếu mọi người chê thì có thể chuyển rùa tai đỏ sang làm thức ăn cho động vật, chứ không nên tiêu hủy”, GS.TS Mai Đình Yên
|
Các hoạt động nạo vét, làm sạch Hồ Gươm vẫn tiếp tục cả ngày hôm qua, thứ bảy, trong đó có việc chuẩn bị phương án bắt rùa Hoàn Kiếm, như vận chuyển lưới mềm từ Hải Phòng vốn chuyên dùng đẻ bắt cá ngừ đại dương, tiếp tục lấy mẫu nước để phân tích, sơn quét cọc hàng rào bao quanh gò Tháp Rùa. Sáng qua, từ 8h00, mặc dù trời rét, Rùa Hoàn Kiếm vẫn nổi ở mạn giữa hồ khoảng hơn một tiếng |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.