»

Chủ nhật, 19/01/2025, 03:20:55 AM (GMT+7)

Rùa tai đỏ có thể thống lĩnh hồ Gươm

(00:33:00 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Lo ngại trước hình ảnh hàng chục rùa tai đỏ giỡn nước cùng cụ Rùa Hồ Gươm mấy ngày qua, Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam, cho rằng, nếu không có biện pháp kịp thời, rùa tai đỏ có thể sẽ “thống lĩnh” hồ Gươm.

>> Cụ rùa hồ Gươm cõng rùa tai đỏ

 

Hình ảnh hàng chục rùa tai đỏ giỡn nước cùng cụ Rùa Hồ Gươm mấy ngày qua khiến các nhà môi trường thực sự lo ngại, bởi giống rùa này sẽ ăn hết màu xanh của Hồ Gươm, ảnh hưởng tới môi trường sống của 'cụ' Rùa.



Rùa tai đỏ giỡn nước cùng cụ Rùa Hồ Gươm. Ảnh: Xuân Phú .


Giỡn nước cùng cụ Rùa

 

Theo quan sát của chúng tôi, rùa tai đỏ tại Hồ Gươm (Hà Nội) thường leo lên các cành cây ven hồ để nghỉ ngơi sau khi ăn no, thời gian thường vào các buổi trưa hoặc chiều. Vào thời điểm này, có thể thấy hàng chục con rùa tai đỏ trên các cành cây chĩa ra mặt nước. Nhiều người dân đã câu rùa tai đỏ về làm thịt hoặc đem bán lại. Mới đây nhất, ngày 19 - 12, người ta còn có dịp chứng kiến cảnh cụ Rùa Hồ Gươm “cõng” một con rùa tai đỏ trên mai.

 

Lo ngại trước sự việc này, Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam cho rằng, nếu không có biện pháp kịp thời, rùa tai đỏ có thể sẽ “thống lĩnh” hồ Gươm.

 

Nghiên cứu chỉ ra rằng, rùa tai đỏ là giống sinh vật ngoại lai có hại. Chúng ăn tạp, từ rong rêu, sên ốc cho đến cây cỏ. Do đó, loài rùa này sống trong môi trường Hồ Gươm sẽ ăn hết thức ăn của cụ Rùa, gây ô nhiễm nguồn nước.

 

“Đây là điều không thể chấp nhận được, nhất là trong một môi trường tâm linh như hồ Hoàn Kiếm” - Giáo sư Huỳnh nói - “Tôi đã nhiều lần lên tiếng, đề nghị thành phố có biện pháp xử lý loại rùa này. Chưa có văn bản cụ thể, nhưng các báo cáo khoa học đã kiến nghị cơ quan chức năng”.



Rùa tai đỏ xuất hiện trên lưng cụ rùa hồ Gươm. Ảnh: VnExpress.


Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình Đức, nhà nghiên cứu Rùa Hồ Gươm cho biết, ông đã chụp được ảnh rùa tai đỏ ở Hồ Gươm từ năm 2004 và cũng nhiều lần đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn. Ông Đức cũng nuôi thử mấy con rùa tai đỏ tại nhà.

 

“Thật khủng khiếp! Chúng sống dai và ăn như… lợn! Cho gì ăn nấy, từ bắp cải, rau muống, đồ ăn khô, đến lá cây râm bụt cũng ăn rau ráu”, ông Đức kể.


Hồ Gươm ngày càng nhiều rùa tai đỏ .


Vớt và đốt

 

Cách đây vài năm, Đại học Dược Hà Nội từng nghiên cứu về rùa tai đỏ. Trong quá trình nuôi, một bể kính chứa rùa tai đỏ vỡ, người ta phải chuyển rùa sang bể khác. Một năm rưỡi sau đó, khi dọn dẹp bể kính vỡ, vẫn phát hiện còn sót một con rùa tai đỏ vùi mình trong cát.

 

Giáo sư Đặng Huy Huỳnh khẳng định, trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, rùa tai đỏ rất dễ phát tán ra các môi trường khác nhau. Chúng cũng thích nghi với điều kiện mới rất nhanh, sinh sôi nảy nở và sống dai.

 

“Nếu không có biện pháp giải quyết ngay, để lâu dài, rùa tai đỏ sẽ ăn hết tảo, nghĩa là ăn hết màu xanh đặc hữu của hồ Gươm. Thậm chí, chúng sẽ gặm cả mai cụ Rùa vì cụ Rùa là loài mai mềm. Rất có thể chúng đã và đang gặm mai cụ Rùa, chứ không phải đợi tới vài năm nữa” - Phó Giáo sư Đức quả quyết.

 

Theo ông, phải có một đề tài cấp nhà nước để nghiên cứu về tập tính sinh sống của loài rùa tai đỏ, từ đó đưa ra biện pháp giải quyết triệt để, tránh tình trạng như ốc bươu vàng. Ông Đức cũng khẳng định, tất cả thủy vực của Việt Nam hiện nay đều có rùa tai đỏ.

 

Theo Giáo sư Huỳnh, biện pháp tốt để loại trừ rùa tai đỏ ở Hồ Gươm là bơi thuyền thúng ra rồi vớt do loại rùa này không lặn sâu và thường nổi lên ăn. Không nên áp dụng các phương pháp dùng thuốc. Sau khi vớt lên, tốt nhất nên đem đốt.

 

“Việc giết thịt đôi khi lại biến thành khuyến khích tiêu thụ động vật hoang dã, nên đốt là tốt hơn cả. Ở các nước khác, ngay cả khi bắt được ngà voi, sừng tê giác, họ cũng đều kiên quyết tiêu hủy”, Giáo sư Huỳnh đề xuất.

 

Theo Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, rùa tai đỏ tên khoa học là Trachemys Scripta, có hai viền màu đỏ ở ngay phía sau mắt, xuất xứ từ thung lũng Mississippi - Bắc Mỹ, xuất hiện nhiều tại Việt Nam khoảng 3 - 4 năm trở lại đây. Loài này khi mới sinh ra chỉ dài khoảng 2 cm, lúc trưởng thành đạt đến 25 cm, có thể sống từ 50 -70 năm, được xếp hạng một trong số 206 động vật xâm hại môi trường.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngoài phá hoại môi trường, rùa tai đỏ còn có thể mang vi khuẩn salmonella, gây bệnh thương hàn cho người. Vì thế Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp rùa tai đỏ đứng đầu trong 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới.

Theo Mỹ Hằng/TP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rùa tai đỏ có thể thống lĩnh hồ Gươm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI