Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Rùa lại nổi với vết đốm trắng trên đầu
(00:29:37 AM 18/06/2011)
>> Chống sốc, lo thức ăn thế nào
>> Báo cáo đầu việc, triển khai ngay
>> Hôm nay, chốt phương án cứu Cụ Rùa
>> Cách ly chứ không đưa khỏi bờ
>> Bắt rùa tai đỏ bằng nhiều loại bẫy
>> Chốt phương pháp cứu cụ rùa
>> Cụ Rùa lại nổi liên tục: Lành hay dữ?
>> Can thiệp cứu Cụ Rùa sẽ không nhanh
>> Cần cách ly để chữa trị Cụ Rùa
>> Đưa chuyện Cụ Rùa ra quốc tế
Khoảng 08h05, rùa nổi gần nhà hàng Thủy Tạ, cách bờ hồ chừng 2 mét, và bơi dọc theo đường Đinh Tiên Hoàng rồi hướng về phía Đền Ngọc Sơn, nơi Sở Khoa học&Công nghệ Hà Nội đặt năm chiếc bẫy nổi để bắt rùa tai đỏ.
Rùa nổi với vết đốm trắng trên đầu.
Theo ghi chép của PGS.TS Hà Đình Đức, Thành viên Quốc tế Bảo vệ Động-Thực vật Quý hiếm, từ năm 2006 đến nay, số lần cụ rùa nổi năm sau nhiều hơn năm trước. Chẳng hạn, năm 2007 cụ nổi 72 lần nhưng đến năm 2010 cụ nổi 104 lần. Chỉ riêng tháng 12/2010, cụ nổi 23 lần.
“Từ năm 1991 đến 2010, theo thống kê của tôi, cụ rùa nổi 558 lần”, PGS.TS Hà Đình Đức nói.
PGS.TS Hà Đình Đức, người 20 năm nghiên cứu Rùa Hồ Gươm, cho biết tháng 1/2011, Cụ Rùa nổi 14 lần, tháng 2 nổi 24 lần, và ngày đầu của tháng 3, tức ngày 1/3, Cụ cũng nổi. Như vậy, tính từ đầu năm 2011 đến nay, Cụ Rùa đã nổi tổng cộng 40 lần.
Lưng rùa nhô lên khỏi mặt nước.
Nhiều người quây lại xem rùa nổi giữa tiết trời se lạnh của mùa xuân.
Sau khi bơi dọc theo phía đường Đinh Tiên Hoàng, rùa hướng ra Đền Ngọc Sơn, nơi Sở Khoa học&Công nghệ đặt bẫy bắt rùa tai đỏ.
Từ ngày 27/2, Công ty Nước sạch Hà Nội bổ cập nước từ nhà máy nước Yên Phụ vào Hồ Gươm. Dự kiến việc bổ sung nước kéo dài 40-50 ngày.
Các công nhân vận chuyển những bao cát ra quanh chân Tháp Rùa để tạo bãi cho rùa lên phơi nắng cũng như chữa trị vết thương cho rùa.
Nếu rùa bò lên sưởi nắng, các nhà khoa học và thú y sẽ tìm cách đưa rùa vào trong bể chuyên dụng để chữa trị vết thương.
Ở khu vực phía đường Đinh Tiên Hoàng, khoảng hơn 100m2 diện tích hồ được quây lại để công nhân nạo vét bùn, rác.
Ngày 1/3, các công nhân Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội lượm được nhiều tảng đá to dưới lòng hồ.
Trước khi đặt bẫy bắt rùa tai đỏ ở Hồ Gươm, Sở Khoa học&Công nghệ đã đặt bẫy bắt thử nghiệm ở Hồ Văn Quán và Mỗ Lao (Quận Hà Đông). Những nạn nhân của những chiếc bẫy được nhốt trong lồng kính ở Sở Khoa học&Công nghệ Hà Nội.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.