Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Rùa độc tai đỏ vẫn được bày bán tràn lan
(17:38:05 PM 18/06/2011)
Rùa tai đỏ
Theo một tiểu thương tại chợ An Nghiệp, số rùa đang trưng bày là hàng mẫu, khi nào khách đặt hàng thì cơ sở sẽ đủ cung ứng theo yêu cầu...
Theo các nhà nghiên cứu, rùa tai đỏ (tên khoa học Trachemys scripta elegans) là loài động vật ăn tạp và hung dữ có thể sống lâu đến 60- 70 năm. Chúng ăn tất cả loài cá bé hơn cũng như các động vật thủy sinh. Khi thoát ra môi trường tự nhiên, rùa tai đỏ sẽ cạnh tranh thức ăn, giao phối với rùa bản địa, gây ức chế hoặc tiêu diệt các loài sinh vật bản địa, dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh thái, là hiểm họa lớn đối với ngành nông nghiệp. Ngoài ra, chúng còn có khả năng mang vi khuẩn salmonella - loại vi khuẩn gây bệnh thương hàn ở người.
Vì lý do đe dọa tới sức khỏe con người, nhiều nước trên thế giới đã cấm nuôi loài sinh vật này thậm chí phạt tiền nếu phát hiện người nuôi. Cụ thể là tại Úc, Chính phủ cấm người dân sở hữu rùa tai đỏ ở bất kỳ hình thức nào. Những ai vi phạm có thể bị phạt tiền lên tới 100.000 USD, hoặc bị phạt ít nhất 5 năm tù. T ổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới cũng đã liệt kê rùa tai đỏ đứng đầu trong 206 loài nguy hại toàn cầu và cũng đứng đầu trong 100 sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới đối với môi trường tự nhiên bởi sức tàn phá của nó nghiêm trọng hơn nhiều so với các loại động thực vật du nhập trước đây như ốc bươu vàng, bèo tây, hải ly hay cây mai dương…
Vậy mà không hiểu sao Công ty Cổ phần nhập khẩu thủy sản Cần Thơ vẫn được Cục Nuôi trồng thủy sản cấp phép nhập 40 tấn rùa tai đỏ (khoảng 24.000 con) để làm thực phẩm hồi tháng 3/2010. Sau đó khi đụng phải phản ứng quyết liệt từ các cơ quan nông nghiệp và môi trường thì lý do được ông Võ Đông Đức - Giám đốc công ty đưa ra là : Do hoàn toàn không biết đây là động vật có hại và rùa tai đỏ không có trong danh sách loài thủy sản cấm nhập khẩu!?
Số rùa này sau đó được Công ty Cổ phần nhập khẩu thủy sản Cần Thơ đưa về nuôi tại Trung tâm Giống Kỹ thuật Thủy sản Caseamex ở xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Trung tâm này xác nhận hiện nay còn khoảng 20.000 con đang chờ công ty “tìm cách tiêu thụ triệt để số rùa hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc trả về nơi đã nhập là Mỹ” theo quan điểm xử lý của Vụ Nuôi trồng Thuỷ sản thuộc Bộ Nông nghiệp &Phát triển Nông thôn.
Bộ đồng thời gia hạn đến cuối tháng 9/2010 số rùa tai đỏ trên không còn trên lãnh thổ Việt Nam. Nhiều người nghi ngại, còn 2 tháng nữa là hạn chót tái xuất, không biết từ đây đến đó có bao nhiêu rùa được giải quyết theo hướng “phải tìm cách tiêu thụ triệt để” và trong số này có bao nhiêu trở thành thực phẩm (nguy cơ tiềm ẩn bệnh thương hàn) và bao nhiêu sẽ trở thành hiểm hoạ tiềm ẩn cho môi trường mà ngành thuỷ sản, ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL chưa thể lường hết được.
Trong thời gian chờ đợi, từ giữa tháng 7 đến nay, các cơ quan chức năng TP.Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long đã thực địa, giám sát nơi nuôi rùa tai đỏ đồng thời cảnh báo Trung tâm Giống Kỹ thuật Thủy sản Caseamex phải thật cẩn trọng, không được để một cá thể nào thoát ra ngoài.
Dư luận ở TP.Cần Thơ đang rất lo lắng vì mối nguy hại của rùa tai đỏ đối với môi trường cũng như những lưu ý về bệnh thương hàn đối với sức khỏe con người hiện vẫn chưa được cảnh báo đúng mức. Hiện nay, ở Cần Thơ và nhiều tỉnh ĐBSCL đang bày bán tràn lan, cung ứng vô tư mà không hề có bất kỳ sự kiểm soát, khuyến cáo nào của các cơ quan chức năng, cũng như không cần biết khách hàng mua về làm thịt, nuôi làm cảnh hay mua để phóng sanh?
Chị Phan Lê Dung, tiểu thương chợ phường Xuân Khánh (cạnh chùa Quang Đức) cho biết: Nhiều người tin rằng Rùa (Quy) là 1 trong 4 vật linh, nếu phóng sinh được rùa tai đỏ thì vừa được thọ mạng vừa... gặp vận đỏ! Do vậy, nhiều người đến tìm mua rùa tai đỏ với nguồn cung phong phú, giá cả lại phải chăng so với rùa bản địa. Cứ thế, mỗi người mua từ 5 đến 10 con (càng nhỏ càng được chọn mua) rồi vô tư thả chúng xuống ao hồ sông rạch. Do thiếu thông tin, chỉ riêng hành động cầu may này cũng đã vô tình làm phát tán một lượng lớn rùa độc hại ra môi trường...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.