»

Chủ nhật, 24/11/2024, 14:06:11 PM (GMT+7)

Rùa Hoàn Kiếm chủ yếu bị nhiễm khuẩn và nấm

(00:27:13 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Hôm 8/4, Hội đồng chữa trị, chăm sóc Rùa Hoàn Kiếm (Rùa hồ Gươm) đã báo cáo lên Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đề nghị giữ phác đồ điều trị cho cụ Rùa như cách đã tiến hành từ ngày 7/4.

>> Một tháng nữa Rùa Hoàn Kiếm xuất viện

 

Trước đó, thành phố yêu cầu Hội đồng chữa trị chẩn đoán, xét nghiệm các thương tổn của rùa, hoàn tất phác đồ điều trị trước ngày 10/4.

 



Nhân viên y tế bôi thuốc kháng khuẩn cho cụ Rùa tại bể dưỡng thương trên tháp Rùa. Ảnh: Hà Hồng.


Tiến sĩ Bùi Quang Tề, tổ trưởng tổ chẩn đoán và chữa trị Rùa hồ Gươm, cho biết phác đồ điều trị cho Rùa hồ Gươm vẫn được giữ nguyên, như bản đã đưa ra ngày 7/3.

 

"Lâu nay nhóm điều trị vẫn tuân theo phác đồ đưa ra từ trước, có hiệu quả khá tốt, nên trong lần báo cáo lên thành phố, chúng tôi vẫn đề nghị sử dụng lại", tiến sĩ Tề nói.

 

Phác đồ điều trị cụ thể được đề xuất như sau:

 

Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cần thiết, đã tiến hành từ trước đến nay.

 

Bước 2: “Đánh bắt” rùa lên cạn.

 

Bước 3: Đưa rùa vào bể xử lý bệnh, đủ lượng nước sạch, phù hợp để tránh gây sốc do thay đổi điều kiện sống của rùa.

 

Bước 4: Lấy mẫu bệnh phẩm để tìm tác nhân gây bệnh. Quá trình này cũng cần kết hợp phân loại hình thái, xác định giới tính, thu mẫu ADN để có các hoạt động nghiên cứu sau này.

 

Bước 5: Xử lý các vết thương cho rùa và dùng bài thuốc an toàn.

 

Bước 6: Phân tích tác nhân gây bệnh.

 

Bước 7: Quyết định chủng loại thuốc, tính toán liều lượng thuốc cần dùng.

 

Bước 8: Sau khi kết thúc dùng thuốc, đưa rùa ra bể nuôi dưỡng một thời gian (tùy thuộc vào các điều kiện thực tế) để tiếp tục theo dõi.

 

Bước 9: Trả rùa về hồ sau khi đã làm sạch môi trường.

 

Tổ y tế đã thực hiện đến bước thứ 7, đang chuẩn bị thực hiện bước thứ 8.

 

"Sau khi bôi thuốc Castellani kháng khuẩn, các vết thương trên mình cụ Rùa đã lành, nhưng vài vết thương khác ở hai chi trước có nhiều tế bào hỏng, cần thời gian bôi thuốc lâu hơn", tiến sĩ Tề cho biết.

 

"Chưa thấy dấu hiệu cụ Rùa bị viêm phổi, mà chỉ bị vết thương ngoài da do nhiễm khuẩn và bị nấm do môi trường nước hồ không sạch. Ngoài ra, do thiếu thức ăn, cụ Rùa phải đi tìm nên va phải ống dây dưới hồ gây nên vết thương", tiến sĩ Tề nói thêm.

 

Các chuyên gia đã lấy mẫu ADN, dự kiến ngày 12/4 sẽ có kết quả các xét nghiệm. Khoảng một hoặc hai tuần nữa cụ Rùa sẽ được đưa ra bể nuôi dưỡng.

Theo Hương Thu/VnExpress
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rùa Hoàn Kiếm chủ yếu bị nhiễm khuẩn và nấm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI