»

Chủ nhật, 24/11/2024, 22:53:33 PM (GMT+7)

Rắn bốn chân phân bố phổ biến ở Việt Nam

(17:34:53 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Ngày 11/11/2010, bạn Vũ Văn Thế (23 tuổi, Thái Nguyên đã chụp được những hình ảnh một cá thể thằn lằn bóng Lygosoma angel. Qua quan sát hình, ông Nguyễn Quảng Trường (Viện sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) có thể xác định loài vật trong ảnh là Thằn lằn chân ngắn thường, tên khoa học là Lygosoma quadrupes.

 >>Rắn bốn chân

 

ran[-]4[-]chan

Rắn 4 chân do bạn Vũ văn Thế bắt được

 

Loài này phân bố khá phổ biến ở Việt Nam như Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Quảng Bình…và các nước quanh khu vực, không thuộc loại hiếm gặp.

 


Do đó, về cách gọi tên loài là Lygosoma angel (loài thằn lằn chân ngắn) là không chính xác, bởi loài này hiện tại mới chỉ ghi nhận phân bố ở miền Nam, vùng phân bố của nó chưa từng được ghi nhận ở miền Bắc. Ngoài ra, loài Lygosoma angel  có kích cỡ lớn hơn.

 

Còn theo ông Lê Nguyên Nhật (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), qua hình ảnh thấy rằng đây là giống thằn lằn chân ngắn (Có tên khoa học là Lygosoma). Giống thằn lằn này có tới 8 loài khác nhau được phân bố ở các vùng trên khắp đất nước, đặc điểm chung là có kích thước khá nhỏ, chân ngắn bé, nên chúng thường không sử dụng chân, hay xuất hiện nhiều vào ban đêm.

 

 ran[-]4[-]chan

Rắn 4 chân (Nguồn ảnh : SGTT)

 

“Để phân biệt 8 loài, xác định đó có phải thằn lằn chân ngắn thường hay loài khác là điều rất khó phân biệt bằng mắt thường, cần lấy mẫu và đếm số vảy trên loài đó thì mới biết chính xác tên loài”. Ông Ngật cho hay.

 

Các nhà khoa học cũng cho biết, Lygosoma là loài thuộc họ thằn lằn bóng nên không có nọc độc.

 

Thằn lằn chân ngắn (danh pháp khoa học: Lygosoma quadrupes) là một loài thuộc chi Thằn lằn chân ngắn (Lygosoma) của họ Thằn lằn bóng (Scincidae), có đuôi dài 7 cm, tổng chiều dài 15 cm và đôi chân trước và sau dài 2 cm, có năm ngón, tiêu biểu nhất cho lối sống trong hang, chúng thường được tìm thấy trong các khúc gỗ mục và thức ăn là mối và ấu trùng.

 

 ran[-]4[-]chan

Rắn 4 chân trên Wikipedia


Đôi chân của loài thằn lằn này mọc ra chỉ để làm cảnh vì hầu như nó không đủ mạnh để nâng đỡ cơ thể chúng (theo Wikipedia).

 

Loài thằn lằn chân ngắn này sinh sống trong khu vực Đông Nam Á, như tại Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào, miền nam Trung Quốc, Hồng Kông, Tây Malaysia, Indonesia (các đảo Sumatra, Java, Salayar), Philippine (các đảo Calamian trong tỉnh Palawan).

Phạm Phạm Thu/VTC News
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rắn bốn chân phân bố phổ biến ở Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI